BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHSPKTV, ngày / /2017
của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh).
Tên ngành, nghề: | Công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông |
Mã ngành, nghề: | 6510312 |
Trình độ đào tạo: | Cao đẳng |
Hình thức đào tạo: | Chính quy |
Đối tượng tuyển sinh: | Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT. |
Thời gian đào tạo: | 2,5 (năm) |
1. Mục tiêu đào tạo.
1.1. Mục tiêu chung:
Tốt nghiệp ngành/nghề công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông trình độ cao đẳng người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết rộng về ngành, nghề công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ cao đẳng và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành/nghề; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc; có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Sau khi học xong chương trình này sinh viên có khả năng:
1.2.1. Kiến thức:
– Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội, về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và các hoạt động xã hội.
– Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp tiếng anh cơ bản.
– Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản: Sử dụng máy vi tính, xử lý văn bản Word, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng trình chiếu PowerPoint, sử dụng Internet để tra cứu thông tin.
– Mô tả được quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn thiết bị điện – điện tử.
– Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực điện tử, truyền thông.
– Phân tích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện tử, các bộ biến đổi công suất.
– Giải thích được các ký hiệu thuật ngữ chuyên ngành trên sơ đồ mặt bằng vị trí, sơ đồ đi dây, sơ đồ nguyên lý của các hệ thống điều khiển dùng PLC, các hệ thống điều khiển dùng vi xử lý và các tủ điều khiển thiết bị điện tử, truyền thông.
1.2.2. Kỹ năng:
– Sử dụng tiếng anh để trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
– Đọc được bản vẽ điện, nhận biết chính xác các ký hiệu trong sơ đồ, tra cứu được thiết bị qua các kí tự chữ – số, thống kê lập biểu chính xác số lượng, chủng loại vật tư và thiết bị.
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo lường Điện – Điện tử.
– Sử dụng thành thạo bộ dụng cụ, thiết bị sửa chữa điện tử cầm tay.
– Đọc, đo được trị số, cực tính và xác định được phẩm chất các loại linh kiện điện tử, khí cụ điện.
– Sử dụng thành thạo phần mềm vẽ và thiết kế mạch điện tử để thiết kế các mạch điện tử cơ bản theo đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
– Gia công, lắp ráp, hiệu chỉnh được các mạch điện tử, các bộ biến đổi công suất bằng phương pháp thủ công và bằng máy gia công mạch mạch điện tử chuyên dụng theo đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
– Triển khai và vận hành hệ thống điện tử, truyền thông.
– Bảo trì được các hệ thống điện tử, truyền thông đơn giản.
– Sửa chữa được các bảng mạch điện tử truyền thông, các hệ thống đo luờng điện tử, các thiết bị và hệ thống bảo vệ cơ bản trong thời gian quy định.
– Xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng một cách có nhận thức và tư duy sáng tạo.
– Truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;
– Vận dụng sáng tạo các kiến thức chuyên môn, kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức về văn hóa – xã hội để thực hiện công việc trong các điều kiện khác nhau.
1.2.3. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
– Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
– Tự tìm việc làm, tạo việc làm cho người khác sau khi tốt nghiệp hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
– Tổ chức kỷ luật cao và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử, truyền thông trình độ cao đẳng có thể làm việc:
– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các dây chuyền công nghiệp.
– Lập cấu hình mạng, triển khai lắp đặt, vận hành các mạng truyền dẫn, IOT.
– Các công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.
– Công ty hoạt động trong lĩnh vực lập cấu hình, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị đầu cuối, các dây chuyền công nghiệp.
– Nhà máy chế tạo, lắp ráp các sản phẩm điện tử.
– Thành lập các công ty, cửa hàng kinh doanh, bảo trì, sửa chữa thiết bị điện tử, truyền thông.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng học phần, mô-đun phải tích lũy: 23
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 70 tín chỉ (không tính GDQP-AN và GDTC)
– Khối lượng các học phần chung/ đại cương: 12 tín chỉ
– Khối lượng các học phần, mô-đun giáo dục chuyên nghiệp: 58 tín chỉ
– Khối lượng lý thuyết: 441 tiết (giờ); Thực hành, thực tập, thí nghiệp: 1419 tiết (giờ).
3. Nội dung chương trình:
TT | Mã HP, MĐ |
Tên học phần, mô-đun
|
Số tín chỉ | Thời gian (giờ) (1) | Điều kiện quyết
tiên |
|||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành
(TH, TN, BT, TL) |
Thi, Kiểm tra | |||||
I | Khối kiến thức Giáo dục đại cương(2): | 12 | 180 | 105 | 63 | 12 | ||
I.1 | Giáo dục đại cương bắt buộc(2): | 12 | 180 | 105 | 63 | 12 | ||
1 | 3ML001DC | Chính trị | 4 | 60 | 43 | 13 | 4 | Không |
2 | 3TQ001DC | Giáo dục Quốc phòng- An ninh | 4 | 60 | 46 | 10 | 4 | Không |
3 | 3TQ002DC | Giáo dục thể chất | 2 | 30 | 13 | 15 | 2 | Không |
4 | 3NN001DC | Tiếng anh cơ bản 1 | 2 | 30 | 10 | 18 | 2 | Không |
5 | 3NN002DC | Tiếng anh cơ bản 2 | 2 | 30 | 10 | 18 | 2 | 3NN001DC |
6 | 3TN001DC | Nhập môn tin học | 2 | 30 | 20 | 8 | 2 | Không |
7 | 2ML004DC | Pháp luật đại cương | 2 | 30 | 22 | 6 | 2 | Không |
I.2 | Giáo dục đại cương tự chọn: | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | ||
II | Khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp: | 58 | 1680 | 336 | 1232 | 112 | ||
II.1 | Giáo dục chuyên nghiệp LT bắt buộc: | 4 | 60 | 50 | 6 | 4 | ||
8 | 3DT101CD | Giải tích mạch điện | 2 | 30 | 28 | 0 | 2 | Không |
9 | 3DT102CD | Nguyên lý truyền thông | 2 | 30 | 22 | 6 | 2 | Không |
II.2 | Giáo dục chuyên nghiệp TH bắt buộc: | 50 | 1500 | 250 | 1150 | 100 | ||
10 | 3DT201CD | Lắp mạch Điện tử cơ bản | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | Không |
11 | 3DT202CD | Lắp mạch Điện tử tương tự | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT101CD |
12 | 3DT203CD | Lắp mạch Điện tử số | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT201CD |
13 | 3DT204CD | Lắp mạch Cảm biến | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT203CD |
14 | 3DT215CD | Chế tạo mạch điện tử | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT202CD |
15 | 3TN205CD | Thiết kế, xây dựng mạng LAN | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT102CD |
16 | 3DT206CD | Lập trình vi điều khiển cơ bản | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT215CD |
17 | 3DT207CD | Lập trình vi điều khiển ứng dụng | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT206CD |
18 | 3DN205CD | Lập trình PLC cơ bản | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT101CD |
19 | 3DN213CD | Kết nối mạng truyền thông công nghiệp | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DN205CD |
20 | 3DT220CD | Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT207CD |
21 | 3DT221CD | Sửa chữa thiết bị đầu cuối | 4 | 120 | 36 | 76 | 8 | 3DT215CD |
22 | 3DT222CD | Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp | 10 | 300 | 8 | 272 | 20 | 3DT221CD |
23 | 3DT223CD | Thực tập tốt nghiệp | 14 | 420 | 8 | 384 | 28 | 3DT222CD |
II.3 | Giáo dục chuyên nghiệp thực hành tự chọn(3): | 4 | 120 | 36 | 76 | 8 | ||
Chọn 1 trong 2 mô đun sau: | ||||||||
24 | 3DT216CD | Lắp đặt thiết bị thu phát vô tuyến | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT102CD |
25 | 3DT217CD | Vận hành hệ thống thông tin di động | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT102CD |
Chọn 1 trong 2 mô đun sau: | ||||||||
26 | 3DT218CD | Vận hành mạng truyền dẫn | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT102CD |
27 | 3DT219CD | Vận hành hệ thống thông tin quang | 2 | 60 | 18 | 38 | 4 | 3DT102CD |
Tổng cộng (không tính GDQP-AN và GDTC): | 70 | 1860 | 441 | 1295 | 124 |
Ghi chú: (1) – 1 giờ lý thuyết bằng 45 phút; 1 giờ thực hành (TH, TN, BT, TL) và thi, kiểm tra quá trình bằng 60 phút; 1 giờ chuẩn thực hành (TH, TN, BT, TL) của học phần lý thuyết bằng 2 giờ thực hiện thức tế.
(2) – Không tính GDQP-AN và GDTC.
(3) – Tính theo 2 mô đun được chọn.
4. Kế hoạch giảng dạy.
TT | Mã HP | Tên học phần | Loại tín chỉ | Điều kiện
tiên quyết |
Học kỳ | ||
Bắt buộc | Tự chọn | ||||||
1 | 3TQ002DC | Giáo dục thể chất | 2 | ||||
2 | 2ML004DC | Pháp luật đại cương | 2 | Không | |||
3 | 3NN001DC | Tiếng anh cơ bản 1 | 2 | Không | |||
4 | 3TN001DC | Nhập môn tin học | 2 | Không | |||
5 | 3DT101CD | Giải tích mạch điện | 2 | Không | |||
Cộng HK I | 10 | ||||||
6 | 3TQ001DC | Giáo dục Quốc phòng- An ninh | 4 | Không | |||
7 | 3NN002DC | Tiếng anh cơ bản 2 | 2 | 3NN001DC | II | ||
8 | 3DT102CD | Nguyên lý truyền thông | 2 | Không | |||
9 | 3DT201CD | Lắp mạch Điện tử cơ bản | 2 | Không | |||
10 | 3DT202CD | Lắp mạch Điện tử tương tự | 2 | 3DT101CD | |||
11 | 3DT203CD | Lắp mạch Điện tử số | 2 | 3DT201CD | |||
12 | 3DT204CD | Lắp mạch Cảm biến | 2 | 3DT203CD | |||
Cộng HK II | 16 | ||||||
13 | 3ML001DC | Chính trị | 4 | Không | |||
14 | 3DT215CD | Chế tạo mạch điện tử | 2 | 3DT202CD | III | ||
15 | 3TN205CD | Thiết kế, xây dựng mạng LAN | 2 | 3DT102CD | |||
16 | 3DT206CD | Lập trình vi điều khiển cơ bản | 2 | 3DT215CD | |||
17 | 3DT207CD | Lập trình vi điều khiển ứng dụng | 2 | 3DT206CD | |||
18 | 3DN205CD | Lập trình PLC cơ bản | 2 | 3DT101CD | |||
Cộng HK III | 14 | ||||||
19 | 3DN213CD | Kết nối mạng truyền thông công nghiệp | 2 | ||||
20 | 3DT216CD | Lắp đặt thiết bị thu phát vô tuyến | 2 | 3DT102CD | |||
21 | 3DT217CD | Vận hành hệ thống thông tin di động | 2 | 3DT102CD | |||
22 | 3DT218CD | Vận hành mạng truyền dẫn | 2 | 3DT102CD | |||
23 | 3DT219CD | Vận hành hệ thống thông tin quang | 2 | 3DT102CD | |||
24 | 3DT220CD | Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT | 2 | 3DT207CD | |||
25 | 3DT221CD | Sửa chữa thiết bị đầu cuối | 4 | 3DT215CD | |||
26 | 3DT222CD | Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp | 4 | 3DT221CD | |||
Cộng HK IV | 12 | 4(4) | |||||
27 | 3DT222CD | Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp | 6 | 3DT221CD | V | ||
28 | 3DT223CD | Thực tập tốt nghiệp | 14 | 3DT222CD | |||
Cộng HK V | 20 | ||||||
Tổng cộng (không tính GDQP-AN và GDTC): | 70 | ||||||
Ghi chú: (4) – Tính theo số tín chỉ của 2 mô đun được chọn.
5. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần, mô-đun.
5.1. Chính trị 4 TC
– Điều kiện tiên quyết: Không
– Nội dung: Giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Trên cơ sở đó giúp sinh viên tự ý thức trách nhiệm rèn luyện, học tập, phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5.2. Giáo dục Quốc phòng – An ninh 4 TC
– Điều kiện tiên quyết: Không
– Nội dung: Giới thiệu cơ bản về: Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo,về bảo vệ an ninh quốc gia; Về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước ta, về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; Xác định được những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam; Thực hiện được đội ngũ đơn vị (tiểu đội, trung đội); các kỹ năng cơ bản của kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, súng trường CKC và một số loại vũ khí thông thường; Trên cơ sở đó giúp sinh viên tự ý thức được trách nhiệm của bản thân, tích cực học tập rèn luyện, phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam, thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
5.3. Giáo dục Thể chất 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Không
– Nội dung:
Lý thuyết: Giới thiệu những kiến thức chung về lý luận và phươngpháp giáo dục thể chất. Vai trò tác dụng của một số môn thể thao đối với việc rèn luyện thểchất cho sinh viên. Nội dung đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho sinh viên.
Thực hành: Các bài tập thể dục tay không, các bài tập bổ trợ chuyên môn. Kỹ thuật chạy cự ly trung bình, kỹ thuật chạy cự ly ngắn, kỹ thuật Bóng chuyền. Nội dung về phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thânthể cho, sinh viên.
Trên cơ sở đó giúp sinh viên: Thực hiện được kỹ thuật cơ bản các môn thể thao,kỹ năng tổ chức tập luyện và thi đấu một số môn thể thao, kỹ năng tổ chức các hoạt động giao lưu, thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường; Giúp sinh viên nâng cao thể chất, khơi dậy tinh thần dân tộc.
5.4. Tiếng Anh cơ bản 1 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Không
– Nội dung: Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; Các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể; Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; Có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè, … Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
5.5. Tiếng Anh cơ bản 2 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Tiếng anh cơ bản 1
– Nội dung: Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm); Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày; Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
5.6. Nhập môn tin học 4 TC
– Điều kiện tiên quyết: Không
– Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về tin học và kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, bao gồm: nắm vững các khái niệm cơ bản trong tin học; kỹ năng sử dụng các chức năng thao tác cơ bản về: Hệ điều hành Windows, Microsoft Word, Microsoft Excel; biết sử dụng Intenet, phòng chống và diệt Virút tin học.
5.7. Pháp luật đại cương 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Không
– Nội dung: Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật; Một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Luật hiến pháp, Luật lao động, Luật dân sự, Luật hình sự…
5.8. Giải tích mạch điện 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Không
– Nội dung: Các khái niệm cơ bản về mạch điện; Các phương pháp phân tích mạch điện cơ bản; Các phương pháp phân tích mạch điện tuyến tính; Các hệ phương trình đặc tính của bốn cực; Các cách nối ghép của bốn cực tuyến tính tương hỗ; Mạch lọc tần số và các tính chất của mạch lọc tần số.
5.9. Nguyên lý truyền thông 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: không
– Nội dung: Cơ sở về tín hiệu và hệ thống thông tin số, các nguyên lý và cấu trúc của hệ thống thông tin; Kỹ thuật điều chế và giải điều chế số, kỹ thuật điều chế và giải điều chế tương tự; Thực hiện các bài thí nghiệm đối với các kỹ thuật điều chế và giải điều chế.
5.10. Lắp mạch Điện tử cơ bản 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: không
– Nội dung: Sử dụng thiết bị, dụng cụ Đo lường điên tử; Chọn linh kiện điện tử; Hàn thiếc; Lắp mạch điện tử cơ bản.
5.11. Lắp mạch Điện tử tương tự 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Giải tích mạch điện
– Nội dung: Lắp mạch nguồn; Lắp mạch xén và mạch ghim điện áp; Lắp mạch khuếch đại; Lắp mạch dao động.
5.12. Lắp mạch Điện tử số 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Lắp mạch điện tử cơ bản
– Nội dung: Lắp mạch các cổng logic; Ghép nối vi mạch số họ TTL và họ CMOS; Lắp mạch tổ hợp MSI; Lắp mạch tuần tự.
5.13. Lắp mạch Cảm biến 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Lắp mạch điện tử số
– Nội dung: Lắp mạch cảm biến nhiệt độ; Lắp mạch cảm biến quang; Lắp mạch cảm biến tiệm cận; Lắp mạch cảm biến xác định vị trí và khoảng cách; Lắp mạch cảm biến lực, cảm biến áp suất; Lắp mạch cảm biến khí gas, cảm biến độ ẩm.
5.14. Chế tạo mạch điện tử 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Lắp mạch điện tử tương tự
– Nội dung: Sử dụng phần mền thiết kế mạch điện tử; Thiết kế và mô phỏng mạch điện tử tương tự; Thiết kế và mô phỏng mạch điện tử số; Thiết kế mạch in, gia công, lắp ráp mạch điện tử ứng dụng.
5.15. Thiết kế, xây dựng mạng LAN 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý truyền thông
– Nội dung: Giới thiệu cơ sở lý thuyết thiết kế, xây dựng mạng; thiết kế theo mô hình các lớp mạng; thiết kế, xây dựng và quản trị mạng LAN; bảo trì mạng LAN.
5.16. Lập trình vi điều khiển cơ bản 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Chế tạo mạch điện tử
– Nội dung: Phân loại các họ vi điều khiển; Sử dụng ngôn ngữ lập trình C cho vi điều khiển; Thiết kế, lập trình và mô phỏng ứng dụng cơ bản của vi điều khiển.
5.17. Lập trình vi điều khiển ứng dụng 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Lập trình vi điều khiển cơ bản
– Nội dung: Khảo sát các ứng dụng của vi điều khiển trong thực tế; Thiết kế và lập trình các ứng dụng vi điều khiển; Gia công và hoàn thiện các mạch ứng dụng vi điều khiển.
5.18. Lập trình PLC cơ bản 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Giải tích mạch điện
– Nội dung: Khái niệm về thiết bị lập trình PLC; Khái quát chung về quá trình điều khiển trong công nghiệp; Cấu trúc phần cứng PLC; Kết nối giữa PLC và thiết bị ngoại vi; Phương pháp lập trình điều khiển PLC; Cấu trúc lệnh và cách viết chương trình; Các ứng dụng PLC: khởi động động cơ, đổi chiều quay động cơ, điều khiển tốc độ động cơ.
5.19. Kết nối mạng truyền thông công nghiệp 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Lập trình PLC cơ bản
– Nội dung: Mạng truyền thông công nghiệp; Lập trình điều khiển với PLC S7-300; Hệ thống FMS; Cấu hình mạng Profibus-DP; Sử dụng phần mềm truyền thông công nghiệp HMI, WinCC.
5.20. Lắp đặt thiết bị thu phát vô tuyến 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý truyền thông
– Nội dung: Cơ sở nguyên lý và các thông số cơ bản của anten; Sử dụng phần mềm mô phỏng anten; Đo và hiệu chỉnh các thông số cơ bản của anten thông qua phần mềm mô phỏng và trên các anten thực tế.
5.21. Vận hành hệ thống thông tin di động 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý truyền thông
– Nội dung: Sử dụng phần mềm chuyên dụng trong hệ thống thông tin di động; thiết lập các tham số truyền dẫn; cấu hình các node BTS, BSC, RNC.
5.22. Vận hành mạng truyền dẫn 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý truyền thông
– Nội dung: Kỹ thuật kết nối trong các hệ thống truyền dẫn; Truyền dữ liệu giữa hai máy tính, truyền dữ liệu qua các hệ thống: thông tin quang, vi ba, vệ tinh; Đo, hiệu chỉnh và đánh giá tín hiệu thu được khi truyền qua các hệ thống truyền dẫn.
5.23. Vận hành hệ thống thông tin quang 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý truyền thông
– Nội dung: Sử dụng phần mềm chuyên dụng trong hệ hống truyền dẫn quang; thiết lập các thông số truyền dẫn cho mạng lưới; điều chỉnh các tham số đường truyền; phát hiện và xử lý sự cố đứt cáp.
5.24. Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Lập trình vi điều khiển ứng dụng
– Nội dung: Giới thiệu kiến thức cơ bản về kỹ thuật IOT (Internet of Things), bao gồm kiến trúc hệ thống, phần cứng và phần mềm các thiết bị trong IOT; Trình bày kỹ thuật thiết kế phần cứng thiết bị; Giới thiệu kỹ thuật lập trình, xây dựng các ứng dụng cơ bản trong IOT.
5.25. Sửa chữa thiết bị đầu cuối 2 TC
– Điều kiện tiên quyết: Chế tạo mạch điện tử
– Nội dung: Phân tích nguyên lý làm việc của thiết bị đầu cuối điển hình; Phân tích và sửa chữa mạch nguồn, mạch công suất, mạch điều khiển, mạch giao tiếp ngoại vi, mạch thu phát của thiết bị đầu cuối điển hình.
5.26. Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp 10 TC
– Điều kiện tiên quyết: Sửa chữa thiết bị đầu cuối
– Nội dung: Tìm hiểu cơ cấu của xí nghiệp; Tìm hiểu các phương thức hoạt động của xí nghiệp; Khảo sát dây chuyền sản suất tự động điện tử truyền thông; Bảo trì hệ thống thiết bị điện tử truyền thông.
5.27. Thực tập tốt nghiệp 14 TC
– Điều kiện tiên quyết: Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp
– Nội dung: Tìm hiểu cơ cấu của xí nghiệp; Tìm hiểu các phương thức hoạt động của xí nghiệp; Bảo trì thiết bị điện tử dân dụng; Khảo sát hệ thống thiết bị điện tử truyền thông; Bảo trì thiết bị điện tử truyền thông; Bảo trì hệ thống thiết bị điện tử truyền thông.
6. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình (dự kiến):
STT | Học phần sẽ giảng dạy | Họ và tên | Năm sinh | Văn bằng cao nhất, ngành đào tạo |
1 | Chính trị | Nguyễn Công An | 1977 | Thạc sỹ |
Nguyễn T. Lan Anh | 1979 | Thạc sỹ | ||
2 | Giáo dục Quốc phòng- An ninh | Nguyễn Văn Luyện | 1977 | Thạc sỹ |
Nguyễn Văn Tuấn | 1979 | Thạc sỹ | ||
3 | Giáo dục thể chất | Nguyễn Văn Luyện | 1977 | Thạc sỹ |
Lê Anh Thơ | 1984 | Thạc sỹ | ||
4 | Tiếng anh cơ bản 1 | Nguyễn T. Lan Phương | 1973 | Thạc sỹ |
Nguyễn T. Lệ Hằng | 1979 | Cử Nhân | ||
5 | Tiếng anh cơ bản 2 | Nguyễn T. Lan Phương | 1973 | Thạc sỹ |
Nguyễn T. Lệ Hằng | 1979 | Cử Nhân | ||
6 | Nhập môn tin học | Lưu Hương Giang | 1978 | Thạc sỹ |
Phạm T. Thanh Bình | 1983 | Thạc sỹ | ||
7 | Pháp luật đại cương | Nguyễn Khắc Hải | 1976 | Thạc sỹ |
Đinh T. Nga Phượng | 1982 | Thạc sỹ | ||
8 | Giải tích mạch điện | Bùi Xuân Vinh | 1978 | Thạc sỹ, Tự động hóa |
Lê Ngọc Hà | 1978 | Thạc sỹ, Kỹ thuật viễn thông | ||
9 | Nguyên lý truyền thông | Trần Thị Thương | 1984 | Thạc sỹ, Điện tử Viễn thông |
Hoàng Công Anh | 1978 | Thạc sỹ, Điện tử viễn thông | ||
10 | Lắp mạch Điện tử cơ bản | Thái Đình Hoa | 1961 | Kỹ sư, Tự động hóa |
Nguyễn Hữu Hòe | 1959 | Kỹ sư, Tự động hóa | ||
11 | Lắp mạch Điện tử tương tự | Bùi Xuân Vinh | 1978 | Thạc sỹ, Tự động hóa |
Nguyễn An Bình | 1958 | Thạc sỹ, Tự động hóa | ||
12 | Lắp mạch Điện tử số | Lê Ngọc Hà | 1978 | Thạc sỹ, Kỹ thuật viễn thông |
Dương Thị Tuyết Mai | 1982 | Kỹ sư, Điện tử viễn thông | ||
13 | Lắp mạch Cảm biến | Hoàng Công Anh | 1978 | Thạc sỹ, Điện tử viễn thông |
Nguyễn An Bình | 1958 | Thạc sỹ, Tự động hóa | ||
14 | Thiết kế và gia công mạch in. | Lê Hồng Lam | 1981 | Thạc sỹ, Kỹ thuật viễn thông |
Nguyễn Đăng Thông | 1982 | Thạc sỹ, Điện tử viễn thông | ||
15 | Thực hành kỹ thuật mạng | Lưu Hương Giang | 1978 | Thạc sỹ, Công nghệ thông tin |
Lê Văn Vinh | Thạc sỹ, Công nghệ thông tin | |||
16 | Lập trình Vi điều khiển cơ bản | Lê Tiến Hiếu | 1987 | Thạc sỹ, Kỹ thuật viễn thông |
Trần Thu Trà | 1982 | Thạc sỹ, Kỹ thuật viễn thông | ||
17 | Lập trình Vi điều khiển ứng dụng. | Nguyễn Minh Quân | 1979 | Thạc sĩ, Điện tử viễn thông |
Lê Tiến Hiếu | 1987 | Thạc sỹ, Kỹ thuật viễn thông | ||
18 | Lắp mạch PLC | Nguyễn Thanh Long | 1971 | Thạc sỹ, Tự động hóa |
Thái Hữu Nguyên | 1974 | Tiến sĩ, Điều khiển tự động | ||
19 | Kết nối mạng truyền thông công nghiệp | Thái Hữu Nguyên | 1974 | Tiến sỹ, Điều khiển tự động |
Nguyễn Thanh Long | 1971 | Thạc sỹ, Tự động hóa | ||
20 | Lắp đặt thiết bị thu phát vô tuyến | Hoàng Công Anh | 1978 | Thạc sỹ, Điện tử Viễn thông |
Nguyễn Đình Thư | 1980 | Thạc sỹ, Điện tử viễn thông | ||
21 | Vận hành hệ thống thông tin di động | Lê Văn Biên | 1979 | Tiến sĩ, Điện tử viễn thông |
Nguyễn Đăng Thông | 1982 | Thạc sỹ, Điện tử viễn thông | ||
22 | Vận hành mạng truyền dẫn | Nguyễn Minh Quân | 1979 | Thạc sĩ, Điện tử viễn thông |
Trần Thị Thương | 1984 | Thạc sỹ, Điện tử Viễn thông | ||
23 | Vận hành hệ thống thông tin quang | Lê Văn Biên | 1979 | Tiến sĩ, Điện tử viễn thông |
Nguyễn Đình Thư | 1980 | Thạc sỹ, Điện tử viễn thông | ||
24 | Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT | Lê Văn Biên | 1979 | Tiến sĩ, Điện tử viễn thông |
Lê Tiến Hiếu | 1987 | Thạc sỹ, Kỹ thuật viễn thông | ||
25 | Sửa chữa thiết bị đầu cuối | Nguyễn Đình Thư | 1980 | Thạc sỹ, Điện tử viễn thông |
Võ Văn Đức | 1982 | Kỹ sư, Điện tử viễn thông | ||
26 | Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp | Thái Đình Hoa | 1961 | Kỹ sư, Tự động hóa |
Lê Văn Biên | 1979 | Tiến sĩ, Điện tử viễn thông | ||
27 | Thực tập tốt nghiệp | Nguyễn Minh Quân | 1979 | Thạc sĩ, Điện tử viễn thông |
Thái Đình Hoa | 1961 | Kỹ sư, Tự động hóa |
7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp.
7.1. Qui trình đào tạo:
Thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và hướng dẫn thực hiện của Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh.
7.2. Điều kiện tốt nghiệp:
Thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và hướng dẫn thực hiện của Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh.
7.3. Thang điểm.
Thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và hướng dẫn thực hiện của Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh.
8. Cở sở vật chất phục vụ học tập.
STT | Phòng thí nghiệm, thực hành, xưởng thực tập | Đơn vị quản lý | Ghi chú |
1 | Phòng thí nghiệm Nguyên lý truyền thông | Khoa Điện tử | |
2 | Lắp mạch Điện tử cơ bản | Khoa Điện tử | |
3 | Lắp mạch Điện tử tương tự | Khoa Điện tử | |
4 | Lắp mạch Điện tử số | Khoa Điện tử | |
5 | Lắp mạch Cảm biến | Khoa Điện tử | |
6 | Thiết kế và gia công mạch in | Khoa Điện tử | |
7 | Vận hành, bảo trì mạng mạng máy tính | Khoa CNTT | |
8 | Lập trình vi điều khiển cơ bản | Khoa Điện tử | |
9 | Lập trình vi điều khiển ứng dụng | Khoa Điện tử | |
10 | Lập trình PLC cơ bản | Khoa Điện | |
11 | Kết nối mạng truyền thông công nghiệp | Khoa Điện | |
12 | Lắp đặt thiết bị thu phát vô tuyến | Khoa Điện tử | |
13 | Vận hành hệ thống thông tin di động | VNPT – Nghệ an | |
14 | Vận hành mạng truyền dẫn | Khoa Điện tử | |
15 | Vận hành hệ thống thông tin quang | VNPT – Nghệ an | |
16 | Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT | Khoa Điện tử | |
17 | Sửa chữa thiết bị đầu cuối | Khoa Điện tử |
9. Hướng dẫn thực hiện chương trình.
9.1. Sơ lược về bối cảnh xây dựng chương trình.
Các căn cứ để xây dựng chương trình:
– Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
– Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam;
– Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
– Chương trình khung, chương trình đào tạo các ngành, nghề đã ban hành;
– Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
– Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
– Công văn số 106/TCDN-DNCQ ngày 19/01/2017 của Tổng Cục dạy nghề về hướng dẫn xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo theo Luật GDNN;
– Quyết định số 66/QĐ-ĐHSPKTV ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh về việc thành lập Hội đồng phát triển chương trình và tài liệu dạy học;
– Kế thừa chương trình đào tạo bậc học cao đẳng kỹ thuật công nghệ hiện hành của Trường và chương trình đào tạo cao đẳng nghề của Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội mà nhà trường đang áp dụng giảng dạy, cũng như tham khảo chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam và thế giới. Trong đó đã bổ sung, hiệu chỉnh nội dung nhiều mô-đun phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của ngành điện tử, truyền thông và nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
9.2. Nguyên tắc sử dụng chương trình:
Chương trình này được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học, tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập. Khối lượng kiến thức của chương trình phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kế hoạch giảng dạy trong chương trình đã được hội đồng chuyên môn thống nhất. Khi xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho mỗi khóa học, trình tự các học phần, mô-đun cần được thực hiện đúng để đảm bảo tính logic, tính kế thừa, nội dung mô-đun trước là kiến thức, kỹ năng nền tảng để thực hiện mô-đun sau.
Khi xây dựng đề cương chi tiết cần, mục tiêu và nội dung của đề cương chi tiết cần bám sát nội dung mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần, mô-đun (mục 5). Nội dung của đề cương chi tiết giữa các học phần, mô-đun không được trùng lặp, chồng chéo nhau.
Các mô-đun thuộc khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp thực hành có trong chương trình phải giảng dạy theo hướng tích hợp cho từng bài học.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ:
– Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy học phần, mô-đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng học phần, mô-đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;
– Kiểm tra định kỳ cần được quy định cụ thể trong chương trình chi tiết học phần, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;
– Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng học phần, mô-đun cụ thể phải bảo đảm trong một học phần, mô- đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun:
– Thực hiện theo khoản 2, khoản 3 điều 12 thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và hướng dẫn thực hiện của Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh.
Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo:
Thời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:
– Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.
– Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.
– Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.
– Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết..
9.3. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện một số học phần:
– Các môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh cũng học theo học chế tín chỉ nhưng được cấp chứng chỉ riêng, Không tính điểm trong điểm trung bình chung cuối khóa.
– Căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc thù riêng của mỗi học phần, mô đun để đưa ra các phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau (vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm khách quan, thực hành, đánh giá sản phẩm … ). Mỗi học phần, mô-đun có trong chương trình cần thực hiện một số bài kiểm tra quá trình học tập ít nhất là bằng số tín chỉ của học phần, mô-đun đó. Kết thúc mỗi học phần, mô-đun cần có một bài kiểm tra hoặc bài thi.
– Các mô-đun tự chọn: Người học chọn học 4 tín chỉ trong tổng số 8 tín chỉ tự chọn. Nội dung của các mô-đun tự chọn được xây dựng hoàn toàn độc lập, có tính mở, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng nên có thể bố trí giảng dạy các mô-đun tự chọn song song với nhau.
– Thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp để sinh viên tiếp cận một cách toàn diện môi trường công tác của người kỹ sư tương lai như: Quản lý sản xuất, bố trí kế hoạch. Nếu có thể nên giao đề tài tốt nghiệp cho sinh viên nghiên cứu trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Sinh viên thực tập tốt nghiệp được gửi đến các doanh nghiệp hoặc thực tập tại Trường. Hết thời gian yêu cầu, sinh viên phải viết báo cáo thực tập, xin ý kiến nhận xét của cơ sở (nếu thực tập ngoài trường), trình bày báo cáo và sản phẩm có được trước hội đồng.