Chương trình đào tạo – CNKT Máy tính

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số         /QĐ-ĐHSPKTV, ngày        /       /2020

của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh).

Tên chương trình: Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Máy tính
Trình độ đào tạo: Đại học
Tên ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Máy tính
số: 7480108
Thời gian khóa học: 05 năm

1. Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ kỹ thuật Máy Tính trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; Có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư công nghệ, đồng thời có khả năng thích ứng với sự thay đổi của Công nghệ kỹ thuật Máy Tính.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp liên quan đến Công nghệ Kỹ thuật Máy tính; Các viện nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo có ứng dụng Công nghệ Kỹ thuật Máy tính.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

– Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh; Các đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, những vấn đề cấp bách của xã hội.

– Nắm vững các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

– Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi về lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Máy tính như điện tử số, vi xử lý, xử lý tín hiệu số, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành.

– Hiểu biết về cấu hình của máy tính, mạng máy tính và áp dụng khắc phục các sự cố, nâng cấp máy tính, cải tiến hệ thống…

– Chứng tỏ được kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật máy tính như thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì các hệ thống điện tử và máy tính nhúng; Lập qui trình sản xuất các mạch điện tử, trang thiết bị công nghệ trong ngành điện tử và hệ thống máy tính nhúng; Chỉ đạo, quản lý và điều hành hệ thống điện tử và máy tính nhúng.

1.2.2. Kỹ năng:

– Lắp đặt, cài đặt, vận hành, sửa chữa được máy tính, hệ thống thiết bị điều khiển điện tử trong công nghiệp.

– Thiết kế, thi công được mạch điện tử dùng vi xử lý lập trình nhúng.

– Lập trình được các mạng máy tính, web, lập trình nhúng.

– Thiết kế, xây dựng được các mạng LAN, VLAN.

– Vận hành, phân tích để nâng cấp, xử lý các tình huống cấp bách của hệ thống máy tính, mạng máy tính, hệ thống truyền số liệu.

– Tiếp cận nhanh các công nghệ kỹ thuật máy tính mới trên nền tảng các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường; Tổ chức, triển khai thực hiện đuợc chuyển giao công nghệ.

– Hình thành ý tưởng, thiết lập yêu cầu, xác định chức năng, lập mô hình và quản lý dự án sản xuất.

– Thiết kế được các hệ thống sản xuất.

– Vận hành các qui trình và hệ thống phức tạp; quản lý công tác vận hành hệ thống sản xuất.

1.2.3. Thái độ:

– Có ý thức trách nhiệm công dân, yêu nghề, có đạo đức và thái độ nghề nghiệp đúng đắn; Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

– Năng động, sáng tạo, ham học hỏi, biết đúc kết kinh nghiệm trong công việc.

– Có tư duy toàn diện và hệ thống.

1.2.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công ty, nhà máy lắp ráp máy tính, hệ thống truyền dẫn, mạng truyền số liệu, viễn thông… với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành.

1.2.5. Năng lực Ngoại ngữ:

– Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng bằng tiếng Anh về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí …

– Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó; Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

– Có khả năng giao tiếp tốt các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật máy tính.

1.2.6. Năng lực Tin học:

– Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản: sử dụng máy tính, xử lý văn bản Word, sử dụng bảng tính Excel, sử dụng trình chiếu PowerPoint, sử dụng Internet.

– Có khả năng sử dụng một số phần mềm phổ biến trong quá trình mô phỏng mạch và hệ thống.

– Có khả năng sử dụng một số phần mềm chuyên dụng trong quá trình thiết kế, phân tích hệ thống.

2. Chuẩn đầu ra.

2.1. Kiến thức:

– Hiểu được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Nắm được các kiến thức khoa học xã hội – nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh; Các kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

– Có đủ kiến thức về Tiếng Anh để phục vụ cho việc tra cứu tài liệu; Có khả năng giao tiếp tốt các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật Máy tính.

– Nắm vững các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

– Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi, cấu hình của máy tính, mạng máy tính và áp dụng khắc phục các sự cố, nâng cấp máy tính, cải tiến hệ thống.

– Chứng tỏ được kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật máy tính như thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì các hệ thống điện tử và máy tính nhúng; Lập qui trình sản xuất các mạch điện tử, trang thiết bị công nghệ trong ngành điện tử và hệ thống máy tính nhúng; Chỉ đạo, quản lý và điều hành hệ thống điện tử và máy tính nhúng.

2.2. Kỹ năng:

– Lắp đặt, cài đặt, vận hành, sửa chữa được máy tính, hệ thống thiết bị điều khiển điện tử trong công nghiệp.

– Thiết kế, thi công được mạch điện tử dùng vi xử lý lập trình nhúng.

– Lập trình được các mạng máy tính, web, lập trình nhúng; Thiết kế, xây dựng được các mạng LAN, VLAN.

– Vận hành, phân tích để nâng cấp, xử lý các tình huống cấp bách của hệ thống máy tính, mạng máy tính, hệ thống truyền số liệu.

– Vận hành các qui trình và hệ thống phức tạp; quản lý công tác vận hành hệ thống sản xuất.

– Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tương ứng với B1 – Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam).

– Có chứng chỉ Tin học Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin (Thông tư 03/2014/TT-BTTTT Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin).

2.3. Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm:

– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

– Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

– Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

3. Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa.

– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 150 tín chỉ (không tính GDQP-AN và GDTC);

– Khối lượng giáo dục đại cương: 41 tín chỉ;

– Khối lượng giáo dục chuyên nghiệp: 109 tín chỉ;

– Khối lượng lý thuyết: 1561 tiết (giờ); Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 2159 tiết (giờ).

4. Đối tượng tuyển sinh.

Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp.

Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo của Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh.

6. Cách thức đánh giá.

Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo của Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh.

7. Nội dung chương trình.

7.1. Các HP/MĐ và khối lượng kiến thức:

TT Mã HP/MĐ Tên HP/MĐ Thời gian (giờ) Điều kiện tiên quyết
Số TC Tổng số giờ Giờ lý thuyết Giờ thực hành

(TH, TN, BT, TL)

I Giáo dục đại cương: 52 855 597 258
1 3ML007DC Triết học Mác – Lê Nin 3 45 31 14 Không
2 3ML003DC Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin 2 30 21 9 3ML007DC
3 3ML005DC Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 30 21 9 3ML003DC
4 3ML006DC Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 30 21 9 3ML005DC
5 3ML002DC Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 30 21 9 3ML006DC
6 3TQ001DC Giáo dục QP-AN 1 (Đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng cộng sản Việt Nam) 3 45 37 8 Không
7 3TQ002DC Giáo dục QP-AN 2 (Công tác quốc phòng, an ninh) 2 30 22 8 3TQ001DC
8 3TQ203DC Giáo dục QP-AN 3 (Quân sự chung) 1 30 14 16 3TQ002DC
9 3TQ204DC Giáo dục QP-AN 3 (Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật) 2 60 4 56 3TQ203DC
10 3TQ007DC Giáo dục thể chất 1 (Thể dục + điền kinh) 2 45 15 30 Không
11 3TQ008DC Giáo dục thể chất 2 (Bóng chuyền) 1 30 6 24 3TQ007DC
12 3TN001DC Nhập môn tin học 2 30 22 8 Không
13 2ML004DC Pháp luật đại cương 2 30 22 8 3ML007DC
14 3DC004DC Toán cao cấp 1 2 30 19 11 Không
15 3DC005DC Toán cao cấp 2 2 30 21 9 3DC004DC
16 2DC007DC Xác suất thống kê 2 30 20 10 3DC004DC
17 3DC006DC Vật lý đại cương (Điện, điện tử) 2 30 30 0 Không
18 3DC015DC Vật lý chuyên ngành Điện 2 30 30 0 3DC006DC
19 2ML005DC Kinh tế học đại cương 2 30 30 0 3ML007DC
20 3NN009DC Tiếng Anh cơ bản A1 3 45 45 0 Không
21 3NN010DC Tiếng Anh cơ bản A2 3 45 45 0 3NN009DC
22 3NN001DC Tiếng Anh cơ bản 1 2 30 30 0 Không
23 3NN002DC Tiếng Anh cơ bản 2 2 30 30 0 3NN001DC
24 3NN007DC Tiếng Anh chuyên ngành Điện, điện tử 2 30 30 0 3NN002DC
25 3SP003DC Kỹ năng mềm 2 30 10 20 Không
II Giáo dục chuyên nghiệp: 109 3105 1062 2043  
II.1 Cơ sở ngành: 36 780 444 336
  Cơ sở ngành (Bắt buộc): 34 750 414 336
26 3DT101CD Giải tích mạch điện 2 30 30 0 Không
27 3DT103DH Điện tử tương tự 2 30 30 0 Không
28 3DT104DH Điện tử Số 2 30 30 0 Không
29 3DT130DH Cơ sở lý thuyết truyền tin 2 30 30 0 Không
30 3DT106DH Vi điều khiển 3 45 45 0 3TN001DC
31 3DT109DH Lập trình C cho vi điều khiển 2 30 30 0 3DT106DH
32 3TN130DH Kiến trúc máy tính 2 30 30 0 3TN001DC
33 3DT107DH Thiết kế số bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng HDL 2 30 30 0 3DT104DH
34 3DT108DH Đồ án Vi điều khiển 1 15 15 0 3DT104DH
35 3DT201CD Lắp mạch Điện tử cơ bản 2 60 18 42 Không
36 3DT202CD Lắp mạch Điện tử tương tự 2 60 18 42 3DT201CD
37 3DT203CD Lắp mạch Điện tử số 2 60 18 42 3DT201CD
38 3DT230DH Kỹ thuật truyền tin 2 60 18 42 3DT130DH
39 3DT204CD Lắp mạch Cảm biến 2 60 18 42 3DT201CD
40 3DT215CD Chế tạo mạch điện tử 2 60 18 42 3DT201CD
41 3TN205CD Thiết kế, xây dựng mạng LAN 2 60 18 42 3DT130DH
42 3DT206CD Lập trình vi điều khiển cơ bản 2 60 18 42 3DT106DH
  Cơ sở ngành (Tự chọn): 2 30 30 0
Chọn 01 trong 02 HP sau:
43 3DT110DH Ngôn ngữ lập trình 2* 30 30 0 3DT106DH
44 2TN008DC Hệ điều hành 2* 30 30 0 3TN001DC
II.2 Chuyên ngành: 43 975 513 462  
  Chuyên ngành (Bắt buộc): 35 855 393 462
45 3DT111DH Xử lý số tín hiệu 2 30 30 0 3DT130DH
46 3TN133DH Kỹ thuật ghép nối máy tính 2 30 30 0 3TN130DH
47 3TN134DH Cấu trúc dữ liệu 3 45 45 0 3TN130DH
48 2TN010DC Mạng máy tính 2 30 30 0 3TN130DH
49 3DT132DH Hệ thống nhúng 3 45 45 0 3DT106DH
50 3DT133DH Đồ án Hệ thống nhúng 1 15 15 0 3DT107DH
51 3DT210DH Lập trình ASIC 2 60 18 42 3DT107DH
52 3DT231DH Lập trình DSP 2 60 18 42 3DT111DH
53 3TN230DH Lập trình ứng dụng Web 2 60 18 42 3TN205CD
54 3DT220CD Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT 2 60 18 42 3DT130DH
55 3DT232DH Lập trình hệ thống nhúng 2 60 18 42 3DT206CD
56 3DT233DH Lập trình nhúng ứng dụng 2 60 18 42 3DT232DH
57 3TN231DH Kỹ thuật mạng 2 60 18 42 2TN010DC
58 3DT240DH Lập trình ứng dụng điều khiển cho thiết bị di động 4 120 36 84 3DT206CD
59 3DT234DH Sửa chữa máy tính 4 120 36 84 2TN010DC
  Chuyên ngành (Tự chọn): 8 120 120 0
Chọn 01 trong 02 HP sau:
60 3DT112DH Kỹ thuật truyền số liệu và mạng 2* 30 30 0 3DT130DH
61 3TN102DH Cơ sở dữ liệu 2* 30 30 0 3TN001DC
Chọn 01 trong 02 HP sau:
62 3DN170DH Công nghệ RFID 2* 30 30 0 3DT230DH
63 3TN137DH Xử lý ảnh số 2* 30 30 0 3DT111DH
Chọn 01 trong 02 HP sau:
64 3DN171DH Robot công nghiệp 2* 30 30 0 3DT230DH
65 3DN172DH Hệ thống truyền thông công nghiệp 2* 30 30 0 3DT230DH
Chọn 01 trong 02 HP sau:
66 3TN138DH Phát triển ứng dụng IOT 2* 30 30 0 2TN001DC
67 3TN139DH An ninh máy tính và mạng 2* 30 30 0 2TN010DC
II.3 Tốt nghiệp: 30 1350 105 1245
68 3DT235DH Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp 10 450 45 405 3DT234DH
69 3DT236DH Thực tập tốt nghiệp 10 450 45 405 3DT235DH
70 3DT237DH Đồ án tốt nghiệp 10 450 15 435 3DT236DH
71 3DT238DH Tiểu luận tốt nghiệp 10 450 15 435 3DT236DH
III Môn học thay thế (cho SV nước ngoài): 8 120 62 58  
72 3SP001DC Tiếng Việt nâng cao 1 (thay thế Tiếng Anh cơ bản 1) 2 30 10 20 Không
73 3SP002DC Tiếng Việt nâng cao 2 (thay thế Tiếng Anh cơ bản 2) 2 30 10 20 3SP001DC
74 3ML002DC Văn hóa Việt Nam (thay thế Tiếng Anh chuyên ngành) 2 30 21 9 Không
75 3ML003DC Lịch sử Việt Nam (thay thế Giáo dục QP – AN) 2 30 21 9 Không

7.2. Nội dung cần đạt được của từng học phần (mô tả tóm tắt):

(1) Triết học Mác – Lê Nin    3 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Môn học trang bị những kiến thức cơ bản và có hệ thống về triết học Mác-Lênin; Xây dựng được thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật, làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các môn khoa học khác và giải quyết các vấn đề thực tiễn; Có thái độ đúng đắn đối với giá trị, bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác -Lênin; xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng

(2) Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin   2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lê Nin.

– Nội dung: Môn học trang bị một cách có hệ thống, có chọn lọc những kiến thức cơ bản của môn học kinh tế chính trị Mác – Lênin: Khái lược về khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế, phương pháp luận tư duy kinh tế; Có căn cứ khoa học hiểu và lý giải được các đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

(3) Chủ nghĩa xã hội khoa học         2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin.

– Nội dung: Môn học trang bị một cách có hệ thống, có chọn lọc những kiến thức cơ bản của môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học: Xác lập được cơ sở lý luận về Chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, để từ đó nghiên cứu các học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Cung cấp những căn cứ lý luận khoa học để hiểu Cương lĩnh xây dựng đất nước, đường lối chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lý giải thái độ đúng đắn với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng được niềm tin, lý tưởng cách mạng.

 (4) Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam        2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Chủ nghĩa xã hội khoa học.

– Nội dung: Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp những hiểu biết cơ bản có hệ thống về đường lối chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi Đảng ra đời cho đến nay, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới, trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại…

(5) Tư tưởng Hồ Chí Minh   2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Nội dung: Môn học cung cấp những hiểu biết cơ bản có hệ thống về tư tưởng, đạo đức và giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống cách mạng Việt Nam: Hiểu biết có hệ thống nội dung tư tưởng, đạo đức, văn hóa của Hồ Chí Minh; Hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận trong việc đề ra đường lối, chủ trương của Đảng; Hiểu rõ ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; Góp phần hình thành phẩm chất đạo đức con người Việt Nam mới.

(6) Giáo dục QP-AN 1 (Đường lối Quốc phòng và An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam)     3 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh; Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Xây dựng bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới; Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng; Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

(7) Giáo dục QP-AN 2 (Công tác quốc phòng, an ninh)    2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Giáo dục QP-AN 1.

– Nội dung: Phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác; An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.

(8) Giáo dục QP-AN 3 (Quân sự chung)     1 TC

– Điều kiện tiên quyết: Giáo dục QP-AN 2.

– Nội dung: Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, trong tuần; Các chế độ nề nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại; Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội; Điều lệnh đội ngũ từng người có súng; Điều lệnh đội ngũ đơn vị; Hiểu biết chung về bản dồ địa hình quân sự; Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; Ba môn quan sự phối hợp.

(9) Giáo dục QP-AN 4 (Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật)       2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Giáo dục QP-AN 3.

– Nội dung: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; Tính năng, cấu tạo và cách sử dụng một số loại lự đạn thường dùng. Ném lựu đạn bàn 1; Từng người trong chiến đấu tiến công; Từng người trong chiến đấu phòng ngự; Từng người làm nhiệm vụ canh gác (cảnh giới).

(10) Giáo dục thể chất 1 (Thể dục + điền kinh)      2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Học Kỹ thuật chạy cự ly ngắn 100m; Kỹ thuật chạy cự ly trung bình (800m-nam và 400m-nữ); Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.

(11) Giáo dục thể chất 2 (Bóng chuyền)      1 TC

– Điều kiện tiên quyết: Giáo dục thể chất 1.

– Nội dung: Các kỹ thuật cơ bản (phát bóng thấp tay, cao tay; chuyền bóng thấp tay, cao tay), điều luật, phương pháp tổ chức thi đấu bóng chuyền.

(12) Nhập môn tin học          2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về tin học và kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, bao gồm: nắm vững các khái niệm cơ bản trong tin học; Kỹ năng sử dụng các chức năng thao tác cơ bản về: Hệ điều hành Windows, Microsoft Word,  Microsoft Excel; Biết sử dụng Intenet, phòng chống và diệt Virút tin học.

(13) Pháp luật đại cương      2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lê Nin.

– Nội dung: Cung cấp các kiến thức về những vấn đề cơ bản của nhà nước và pháp luật nói chung, các ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng. Thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường giáo dục pháp luật ở mỗi cá nhân, công dân.

(14) Toán cao cấp 1   2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Giải được các dạng toán liên quan đến phép tính vi phân hàm 2 biến; Chuỗi số, chuỗi hàm; Phương trình vi phân; Ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính; Biết cách ứng dụng Toán học vào thực tiễn.

(15) Toán cao cấp 2   2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp 1.

– Nội dung: Giải được các dạng toán liên quan đến phép tính tích phân bội; Tích phân đường, tích phân mặt; Đạo hàm theo hướng; Biết cách ứng dụng Toán học vào thực tiễn.

(16) Xác suất thống kê          2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp 1.

– Nội dung: Giải được các dạng toán về các công thức xác suất; Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên, véctơ ngẫu nhiên; Luật số lớn, định lý giới hạn trung tâm; Mẫu, các đặc trưng mẫu; Các bài toán cơ bản của lý thuyết thống kê như: Bài toán ước lượng khoảng, kiểm định giả thuyết thống kê, bài toán phân tích tương quan, hồi quy.

(17) Vật lý đại cương (Điện, điện tử)           2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không

– Nội dung: Khảo sát được các quá trình chuyển động, lập phương trình chuyển động của các vật; Giải các bài toán chuyển động cơ học bằng các phương pháp khác nhau; Vận dụng các nguyên lí của nhiệt động lực học để giải các bài toán nhiệt học; Trình bày được các khái niệm về điện trường, từ trường và xác định được một số đại lượng đặc trưng của chúng; Khảo sát được các tác động của từ trường lên các điện tích chuyển động, lên dòng điện nằm trong nó; Mô tả được hiện tượng cảm ứng điện từ; Thiết lập được hệ các phương trình Macxoen về trường điện từ.

(18) Vật lý chuyên ngành Điện        2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương (Điện, điện tử)

– Nội dung: Cung cấp kiến thức về các loại trường: Điện trường, từ trường; các tính chất, các đại lượng đặc trưng (cường độ, điện thế, từ thông,..) và các định lý, định luật liên quan. Ảnh hưởng qua lại giữa trường và chất. Quan hệ giữa từ trường và điện trường, trường điện từ thống nhất. Vận dụng xét dao động và sóng điện từ.

 (19) Kinh tế học đại cương  2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lê Nin.

– Nội dung: Tổng quan về kinh tế học như: Khan hiếm nguồn lực và ba vấn đề kinh tế cơ bản, khái niệm về kinh tế học, cách thức phân loại kinh tế học, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô; Kinh tế học vi mô như: Lý thuyết cung cầu hàng hóa, lý thuyết hành vi người tiêu dùng, lý thuyết hành vi người sản xuất, cấu trúc các loại thị trường; Kinh tế học vĩ mô như: Lý thuyết xác định sản lượng, thị trường tiền tệ, mô hình IS – LM, tổng cung – tổng cầu, lạm phát – thất nghiệp.

(20) Tiếng anh cơ bản A1     3 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể; Có thể hiểu các đoạn văn bản rất ngắn và đơn giản về các chủ đề đã học như bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè…; Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; Có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân, bạn bè…; Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ; Có thể viết những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc.

(21) Tiếng anh cơ bản A2     2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản A1.

– Nội dung: Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể; Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; Có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân, bạn bè…; Có thể theo dõi và hiểu được lời nói khi được diễn đạt chậm, rõ ràng, có khoảng ngừng để kịp thu nhận và xử lý thông tin; Có thể hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các chủ đề đã học như bản thân, gia đình, trường lớp, bạn bè…; Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ; Có thể đưa ra và hồi đáp các nhận định đơn giản liên quan đến các chủ đề rất quen thuộc như bản thân, gia đình, trường lớp hoặc nhu cầu giao tiếp tối thiểu hàng ngày; Có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản với tốc độ nói chậm và thường xuyên phải yêu cầu người đối thoại nhắc lại hoặc diễn đạt lại; Có thể nói và trả lời những câu hỏi đơn giản, khởi đầu và trả lời những câu mệnh lệnh đơn giản thuộc những lĩnh vực quan tâm và về những chủ đề quen thuộc; Có thể viết những cụm từ, câu ngắn về bản thân, gia đình, trường lớp, nơi làm việc.

(22) Tiếng anh cơ bản 1        2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; Các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; Có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè…; Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.

(23) Tiếng anh cơ bản 2        2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản 1.

– Nội dung: Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm); Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày; Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

(24) Tiếng Anh chuyên ngành Điện, điện tử          2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản 2.

– Nội dung: Đọc hiểu được tài liệu liên quan đến chuyên ngành Điện – Điện tử; Nắm được các nội dung về: Điện, dòng điện, chất dẫn điện, chất cách điện, chất bán dẫn, bảo toàn, mạch điện, moto, …

(25) Kỹ năng mềm     2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Khái niệm, yêu cầu, quy trình thực hiện một số kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng học tập ở đại học và kỹ năng xin việc; Trên cơ sở đó hình thành ở sinh viên các kỹ năng tương ứng để họ có thể thích ứng với cuộc sống, học tập và nghề nghiệp cũng như tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

(26) Giải tích mạch điện        2 TC

Điều kiện tiên quyết: Không.

Nội dung: Các khái niệm cơ bản về mạch điện; Các phương pháp phân tích mạch điện cơ bản; Các phương pháp phân tích mạch điện tuyến tính; Các hệ phương trình đặc tính của bốn cực; Các cách nối ghép của bốn cực tuyến tính tương hỗ; Mạch lọc tần số và các tính chất của mạch lọc tần số.

(27) Điện tử tương tự            2 TC

Điều kiện tiên quyết: Không.

Nội dung: Các đặc tính và tham số cơ bản của tranzito lưỡng cực và tranzito trường; Hồi tiếp và ảnh hưởng của hồi tiếp âm đến các tính chất của bộ khuếch đại; Mạch cung cấp và ổn định chế độ công tác của các tầng khuếch đại dùng tranzito lưỡng cực và tranzito trường; Các tầng khuếch đại công suất đơn và đẩy kéo; Các mạch khuếch đại dùng khuếch đại thuật toán như: mạch khuếch đại đảo, không đảo, mạch cộng, mạch trừ, mạch vi phân, tích phân, mạch PI và PID, mạch khuếch đại loga, đối loga, mạch nhân và mạch chia.

(28) Điện tử số           2 TC

Điều kiện tiên quyết: Không.

Nội dung: Cơ sở đại số logic; Các phương pháp biểu thị và tối thiểu hàm logic; Các mạch logic tổ hợp; Cấu trúc, nguyên lý của các phần tử nhớ cơ bản; Phương pháp phân tích, thiết kế mạch dãy.

(29) Cơ sở lý thuyết truyền tin         2 TC

Điều kiện tiên quyết: Không.

Nội dung: Những kiến thức cơ bản về khái niệm xác suất, giả thiết ngẩu nhiên, thông tin, lượng tin, mã hiệu; Cơ sở về tín hiệu và hệ thống thông tin số, các nguyên lý và cấu trúc của hệ thống thông tin bao gồm mã hóa nguồn, truyền tín hiệu băng gốc, nguyên lý điều chế và giải điều chế, tách tín hiệu; Cấu trúc bộ thu tối ưu cho kênh có nhiễu cộng AWGN.

(30) Vi điều khiển      3 TC

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học.

Nội dung: Những kiến thức cơ bản về hệ vi xử lý và vi điều khiển, bao gồm đặc điểm cấu trúc của hệ vi xử lý và vi điều khiển, kiến trúc bộ vi điều khiển AVR; thiết kế hệ vi điều khiển giao tiếp với các thiết bị ngoại vi.

(31) Lập trình C cho vi điều khiển  2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Vi điều khiển

– Nội dung: Ngôn ngữ lập trình C và phần mềm lập trình cho vi điều khiển; Khởi tạo Timer, ngắt và chương trình ứng dụng như điều khiển LED đơn, điều khiển LED 7 đoạn, điều khiển LED Ma trận, điều khiển LCD.

(32) Kiến trúc máy tính        2 TC

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học.

Nội dung: Kiến trúc máy tính tổng quát, kiến trúc CPU và các thành phần của CPU, kiến trúc tập lệnh, giới thiệu về nguyên lý hoạt động và các vấn đề của cơ chế ống lệnh; hệ thống phân cấp của bộ nhớ, các thành phần của bộ nhớ trong, bao gồm bộ nhớ ROM, RAM và bộ nhớ cache; các loại bộ nhớ ngoài, bao gồm đĩa từ, đĩa quang, RAID và các loại hệ thống lưu trữ ngoài tiên tiến; hệ thống bus và các thiết bị vào ra.

(33) Thiết kế số bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng HDL    2 TC

Điều kiện tiên quyết: Điện tử số.

Nội dung: Cơ sở về tín hiệu và hệ thống thông tin số, các nguyên lý và cấu trúc của hệ thống thông tin; Kỹ thuật điều chế và giải điều chế số, kỹ thuật điều chế và giải điều chế tương tự; Thực hiện các bài thí nghiệm đối với các kỹ thuật điều chế và giải điều chế.

(34) Đồ án Vi điều khiển       1 TC

Điều kiện tiên quyết: Điện tử số.

Nội dung: Sinh viên được giao một đề tài về lý thuyết hoặc tính toán thực hành những vấn đề liên quan đến kiến thức cơ sở ngành (điện tử tương tự, điện tử số, vi điều khiển, …)

(35) Lắp mạch Điện tử cơ bản         2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không

– Nội dung: Sử dụng thiết bị, dụng cụ Đo lường điện tử; Chọn linh kiện điện tử; Hàn thiếc; Lắp mạch điện tử cơ bản.

(36) Lắp mạch Điện tử tương tự      2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Lắp mạch Điện tử cơ bản.

– Nội dung: Lắp mạch khuếch đại dùng tranzito hiệu ứng trường; Lắp mạch điện tử ứng dụng vi mạch nguồn; Lắp mạch điện tử ứng dụng vi mạch khuếch đại thuật toán; Lắp mạch điện tử ứng dụng vi mạch định thời 555.

(37) Lắp mạch Điện tử số     2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Lắp mạch Điện tử cơ bản.

– Nội dung: Lắp mạch các cổng logic; Ghép nối vi mạch số họ TTL và họ CMOS; Lắp mạch tổ hợp MSI; Lắp mạch tuần tự.

(38) Kỹ thuật truyền tin        2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Cơ sở lý thuyết truyền tin.

– Nội dung: Các kỹ thuật điều chế và giải điều chế tương tự; Điều chế và giải điều chế số; Các hệ thống ghép kênh được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống truyền tin.

(39) Lắp mạch Cảm biến      2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Lắp mạch Điện tử cơ bản.

– Nội dung: Lắp mạch cảm biến nhiệt độ; Lắp mạch cảm biến quang; Lắp mạch cảm biến tiệm cận; Lắp mạch cảm biến xác định vị trí và khoảng cách; Lắp mạch cảm biến lực, cảm biến áp suất; Lắp mạch cảm biến khí gas, cảm biến độ ẩm.

(40) Chế tạo mạch điện tử    2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Lắp mạch Điện tử cơ bản.

– Nội dung: Sử dụng phần mềm thiết kế mạch điện tử; Thiết kế và mô phỏng mạch điện tử tương tự; Thiết kế và mô phỏng mạch điện tử số; Thiết kế mạch in, gia công, lắp ráp mạch điện tử ứng dụng.

(41) Thiết kế, xây dựng mạng LAN 4 TC

– Điều kiện tiên quyết: Cơ sở lý thuyết truyền tin.

– Nội dung: Giới thiệu cơ sở lý thuyết thiết kế, xây dựng mạng; Thiết kế theo mô hình các lớp mạng; Thiết kế, xây dựng và quản trị mạng LAN; Bảo trì mạng LAN.

(42) Lập trình Vi điều khiển cơ bản            2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Vi điều khiển.

– Nội dung: Phân loại các họ vi điều khiển; Sử dụng ngôn ngữ lập trình C cho vi điều khiển; Thiết kế, lập trình và mô phỏng ứng dụng cơ bản của vi điều khiển;

(43) Ngôn ngữ lập trình        2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Vi điều khiển.

– Nội dung: Các phần tử cơ bản, các hàm và cấu trúc của chương trình trong C/C++; Cấu trúc điều khiển và hàm; Các kiểu dữ liệu có cấu trúc như mảng, xâu ký tự, kiểu cấu trúc, danh sách liên kết và kiểu tệp.

(44) Hệ điều hành      2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học.

– Nội dung: Khái niệm, nguyên lý hệ điều hành, trong đó bao gồm cấu trúc và đặc điểm của hệ điều hành; Vai trò của hệ điều hành trong hệ thống máy tính; Nguyên lý hoạt động của các khối chức năng trong hệ điều hành như các quản lý tiến trình, quản lý bế tắc, quản lý bộ nhớ, quản lý lưu trữ.

(45) Xử lý số tín hiệu 2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Cơ sở lý thuyết truyền tin.

– Nội dung: Các khái niệm và định nghĩa về tín hiệu và hệ thống rời rạc, các hệ thống tuyến tính bất biến, phương trình sai phân tuyến tính hệ số hằng và tương quan giữa các tín hiệu; Các khái niệm và định nghĩa về tín hiệu và hệ thống trong miền Z, biến đổi Z, biến đổi Z ngược, biểu diễn hệ thống rời rạc và tính ổn định của hệ thống trong miền Z; Các khái niệm và định nghĩa của biến đổi fourier, biến đổi fourier ngược, biểu diễn hệ thống rời rạc trong miền tần số liên tục và định lý lấy mẫu tín hiệu.

(46) Kỹ thuật ghép nối máy tính      2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Kiến trúc máy tính.

– Nội dung: Đại cương ghép nối máy tính; Ghép nối thông tin song song và nối tiếp; Giao tiếp giữa máy tính và một số thiết bị ngoại vi cơ bản.

(47) Cấu trúc dữ liệu 3 TC

– Điều kiện tiên quyết: Kiến trúc máy tính.

– Nội dung: Những kiến thức cơ bản về phân tích thiết kế và đánh giá thuật toán; Cách giải quyết bài toán dạng đệ qui; Cấu trúc, cách biểu diễn dữ liệu và các phép xử lý dữ liệu trên mảng, danh sách, cây, đồ thị; Các phương pháp, giải thuật sắp xếp và tìm kiếm.

(48) Mạng máy tính   2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Kiến trúc máy tính.

– Nội dung: Khái niệm mạng máy tính, các thành phần cấu tạo nên mạng máy tính; Các giao thức cơ bản trong mạng máy tính; Phương thức kết nối các thành phần trên mạng máy tính; Các bước thiết lập cho các thiết bị trong mạng máy tính; Quản trị mạng và an ninh mạng.

(49) Hệ thống nhúng 3 TC

– Điều kiện tiên quyết: Vi điều khiển.

– Nội dung: Những kiến thức cơ bản về các hệ thống nhúng; Các thành phần phần cứng và phần mềm của các hệ thống nhúng; Các vấn đề liên quan đến thiết kế và cài đặt các hệ thống nhúng.

(50) Đồ án Hệ thống nhúng  1 TC

– Điều kiện tiên quyết: Thiết kế số bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng HDL.

– Nội dung: Đề tài đồ án liên quan đến những kiến thức chuyên ngành kỹ thuật máy tính, những vấn đề chuyên sâu như ngôn ngữ lập trình, kiến trúc máy tính, vi xử lý, thiết kế mạch số bằng HDL, hệ thống nhúng, thiết kế hệ thống nhúng, đã học trong chương trình để thực hiện một dự án thiết kế hệ thống nhúng nhỏ ứng dụng một trong các dòng vi xử lý nhúng.

(51) Lập trình ASIC 2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Thiết kế số bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng HDL.

– Nội dung: Thiết kế các mạch điện tử số và các mạch điều khiển số bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng trên bord ASICII và các họ IC khả trình CPLD, FPGA của các nhà cung cấp Altera và Xilinx.

(52) Lập trình DSP   3 TC

– Điều kiện tiên quyết: Xử lý tín hiệu số.

– Nội dung: Các nội dung về bộ xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processor – DSP) và ứng dụng của bộ xử lý tín hiệu số để điều khiển các thiết bị ngoại vi như ma trận LED, động cơ bước, xử lý tín hiệu audio, các bộ lọc số.

(53) Lập trình ứng dụng Web          2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Thiết kế, xây dựng mạng LAN.

– Nội dung: Các kiến thức cơ bản về công nghệ Web ASP.NET MVC; Quá trình phân tích, thiết kế, xây dựng ứng dụng web và triển khai ứng dụng web trên môi trường internet.

(54) Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT 2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Cơ sở lý thuyết truyền tin.

– Nội dung: Giới thiệu kiến thức cơ bản về kỹ thuật IOT (Internet of Things), bao gồm kiến trúc hệ thống, phần cứng và phần mềm các thiết bị trong IOT; Trình bày kỹ thuật thiết kế phần cứng thiết bị; Giới thiệu kỹ thuật lập trình, xây dựng các ứng dụng cơ bản trong IOT.

(55) Lập trình hệ thống nhúng        2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Vi điều khiển.

– Nội dung: Các nội dung về phương pháp kết nối phần cứng trong hệ thống nhúng; Kỹ thuật thiết kế phần cứng và lập trình phần mềm cho hệ thống nhúng; Phương pháp sử dụng các công cụ phát triển hệ thống nhúng trên nền tảng vi điều khiển PIC.

(56) Lập trình nhúng ứng dụng       2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Lập trình hệ thống nhúng.

– Nội dung: Các nội dung về phương pháp kết nối phần cứng trong hệ thống nhúng; Kỹ thuật thiết kế phần cứng và lập trình phần mềm cho hệ thống nhúng; Phương pháp sử dụng các công cụ phát triển hệ thống nhúng trên nền tảng vi điều khiển AVR, ARM.

(57) Kỹ thuật mạng   2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Mạng máy tính.

– Nội dung: Phương pháp cài đặt các dịch vụ mạng trên máy tính, kỹ thuật lắp đặt, cấu hình các thiết bị trong mạng như AP, Hub, Switch, Router. Học phần cũng giới thiệu về kỹ thuật thiết kế và xây dựng mạng LAN và mạng VLAN.

(58) Lập trình ứng dụng điều khiển cho thiết bị di động  4 TC

– Điều kiện tiên quyết: Lập trình vi điều khiển cơ bản.

– Nội dung: Tìm hiểu các kiến thức về lập trình ứng dụng trên hệ điều hành di động Anroid; Viết phần mềm ứng dụng chạy trên hệ điều hành Anroid để điều khiển các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh thông qua các giao thức kết nối SMS, hồng ngoại, bluetooth, wifi, NFC, cảm biến gia tốc…

(59) Sửa chữa máy tính        4 TC

– Điều kiện tiên quyết: Mạng máy tính.

– Nội dung: Cấu trúc phần cứng của bộ máy vi tính (PC); Kỹ thuật lắp ráp và bảo trì máy PC; Kỹ thuật sửa chữa các khối phần cứng trong máy PC.

(60) Kỹ thuật truyền số liệu và mạng          2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Cơ sở lý thuyết truyền tin.

– Nội dung: Các kiến thức cơ bản về hệ thống truyền số liệu; các khái niệm cơ bản, các kỹ thuật và phân tích các cơ chế, các giao thức sử dụng trong truyền số liệu; Giới thiệu về họ giao thức TCP/IP và mạng internet.

(61) Cơ sở dữ liệu      2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học.

– Nội dung: Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ; Kiến thức về cách thức thao tác với dữ liệu trên một cơ sở dữ liệu bằng một ngôn ngữ thao tác dữ liệu.

(62) Công nghệ RFID           2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật truyền tin.

– Nội dung: Công nghệ nhận dạng không tiếp xúc sử dụng tần số radio, bao gồm kiến trúc hệ thống, các loại thẻ, đầu đọc, giao thức, anten và đường truyền vô tuyến trong hệ thống RFID.

(63) Xử lý ảnh số       2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Xử lý tín hiệu số.

– Nội dung: Các kiến thức về biểu diễn ảnh, tăng cường và khôi phục ảnh; Các kỹ thuật xử lý và nâng cao chất lượng ảnh; Các thuật toán biến đổi, phân tích, nhận dạng và nén ảnh.

(64) Robot công nghiệp         2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật truyền tin.

– Nội dung: Các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý, tính toán và hệ thống điều khiển Robot.

(65) Hệ thống truyền thông công nghiệp     2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật truyền tin.

– Nội dung: Các thành phần của hệ thống Scada trong hệ thống tự động hóa; Hệ thống các thiết bị chấp hành; Các thiết bị vào ra đầu cuối từ xa RTU (Remota Terminal Units), mô hình MS (Master Station); Truyền thông qua giao tiếp RS232, RS422 và truyền thông xa; Các phần mềm cho ứng dụng SCADA; Sử dụng WinCC để lập trình điều khiển và mô phỏng một hệ thống SCADA.

(66) Phát triển ứng dụng IOT          2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Nhập môn tin học.

– Nội dung: Các kiến thức về Internet of Things; Kiến trúc hệ thống Internet of Things; Cách xây dựng hệ thống Internet of Things; Các vấn đề bảo mật Internet of Things và phát triển ứng dụng Internet of Things.

(67) An ninh máy tính và mạng       2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Mạng máy tính.

– Nội dung: Các kiến thức về an ninh máy tính và mạng, các kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin trong hệ thống máy tính và truyền thông như kỹ thuật mã hóa, hệ thống phát hiện và chống xâm nhập. Các kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin trong mạng truyền thông như tường lửa, bảo mật trong mạng riêng ảo, mạng không dây.

(68) Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp                                                                        9 TC

– Điều kiện tiên quyết: Sửa chữa máy tính.

– Nội dung: Tìm hiểu cơ cấu của xí nghiệp; Tìm hiểu các phương thức hoạt động của xí nghiệp; Khảo sát dây chuyền sản suất tự động máy tính; Bảo trì máy tính.

(69) Thực tập tốt nghiệp                                                                                                  9 TC

– Điều kiện tiên quyết: Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp.

– Nội dung: Tìm hiểu cơ cấu của xí nghiệp; Tìm hiểu các phương thức hoạt động của xí nghiệp; Bảo trì thiết bị điện tử dân dụng; Khảo sát dây chuyền sản suất tự động máy tính; Bảo trì máy tính.

(70) Đồ án tốt nghiệp 7 TC

– Điều kiện tiên quyết: Thực tập tốt nghiệp.

– Nội dung: Những kiến thức cơ sở và chuyên ngành kỹ thuật máy tính, đi vào những vấn đề chuyên sâu của kỹ thuật hoặc công nghệ; Thiết kế hoặc mô phỏng kỹ thuật hoặc công nghệ chuyên ngành kỹ thuật máy tính.

(71) Tiểu luận tốt nghiệp      7 TC

– Điều kiện tiên quyết: Thực tập tốt nghiệp.

– Nội dung: Những kiến thức cơ sở và chuyên ngành kỹ thuật máy tính, đi vào những vấn đề chuyên sâu của kỹ thuật hoặc công nghệ.

(72) Tiếng Việt nâng cao 1 (thay thế Tiếng Anh cơ bản 1)            2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Sử dụng thành thạo các cấu trúc ngữ pháp cơ bản trong giao tiếp; Có phản xạ ngôn ngữ, ứng xử trong các tình huống giao tiếp.

(73) Tiếng Việt nâng cao 2 (thay thế Tiếng Anh cơ bản 2)            2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt nâng cao 1 (thay thế Tiếng Anh cơ bản 1).

– Nội dung: Sử dụng thành thạo, linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp, cách dùng từ trong giao tiếp và trong học tập; Trình bày được những vấn đề quan tâm một cách lôgic, hệ thống và có tính thuyết phục.

(74) Văn hóa Việt Nam (thay thế Tiếng Anh chuyên ngành)       2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống về các đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt Nam; Nhận biết được những nét riêng, độc đáo làm nên bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam và văn hóa vùng miền; Điều kiện tự nhiên và xã hội chi phối sự hình thành văn hóa Việt Nam; Cơ sở hình thành văn hóa truyền thống Việt Nam; Đặc trưng bản sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam; Các vùng văn hóa Việt Nam.

(75) Lịch sử Việt Nam (thay thế Giáo dục QP – AN)         2 TC

– Điều kiện tiên quyết: Không.

– Nội dung: Cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống về Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy cho đến ngày nay: Quá trình dựng nước và giữ nước trong kỷ nguyên độc lập tự chủ; Quá trình hình thành, suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam và sự xâm lược của thực dân Pháp; Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; Những thành tựu của công cuộc đổi mới của đất nước.

8. Hướng dẫn thực hiện.

8.1. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến):

TT Mã HP/MĐ Tên HP/MĐ Loại tín chỉ Điều kiện

tiên quyết

Học kỳ
Bắt buộc Tự chọn
1 3ML007DC Triết học Mác – Lê Nin 3 Không I
2 3TQ007DC Giáo dục thể chất 1 (Thể dục + điền kinh) 2 Không
3 3TN001DC Nhập môn tin học 2 Không
4 3DC004DC Toán cao cấp 1 2 Không
5 3DC006DC Vật lý đại cương (Điện, điện tử) 2 Không
6 3NN009DC Tiếng Anh cơ bản A1 3 Không
Cộng HK I 14 0
7 3ML003DC Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin 2 3ML007DC II
8 3TQ008DC Giáo dục thể chất 2 (Bóng chuyền) 1 Không
9 3DC005DC Toán cao cấp 2 2 3DC004DC
10 2DC007DC Xác suất thống kê 2 3DC004DC
11 2ML004DC Pháp luật đại cương 2 3ML007DC
12 3DC015DC Vật lý chuyên ngành Điện 2 3DC006DC
13 3NN010DC Tiếng Anh cơ bản A2 3 3NN009DC
14 3DT101CD Giải tích mạch điện 2 Không
Cộng HK II 16 0
15 3ML005DC Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 3ML003DC III
16 3TQ001DC Giáo dục QP-AN 1 (Đưởng lối Quốc phòng và An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam) 3 Không
17 3TQ002DC Giáo dục QP-AN 2 (Công tác quốc phòng, an ninh) 2 3TQ001DC
18 3TQ203DC Giáo dục QP-AN 3 (Quân sự chung) 1 3TQ002DC  
19 3TQ204DC Giáo dục QP-AN 4 (Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật) 2 3TQ203DC
20 2ML005DC Kinh tế học đại cương 2 3ML007DC
21 3NN001DC Tiếng Anh cơ bản 1 2 Không
22 3DT103DH Điện tử tương tự 2 3DT103DH
Cộng HK III 16 0
23 3ML006DC Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 3ML005DC IV
24 3NN002DC Tiếng Anh cơ bản 2 2 3NN001DC
25 3SP003DC Kỹ năng mềm 2 Không
26 3DT104DH Điện tử Số 2 Không
27 3DT130DH Cơ sở lý thuyết truyền tin 2 Không
28 3DT201CD Lắp mạch Điện tử cơ bản 2 Không
29 3DT202CD Lắp mạch Điện tử tương tự 2 3DT201CD
30 3DT203CD Lắp mạch Điện tử số 2 3DT201CD
Cộng HK IV 16 0
31 3ML002DC Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 3ML006DC V
32 3NN007DC Tiếng Anh chuyên ngành Điện, điện tử 2 3NN002DC
33 3DT106DH Vi điều khiển 3 3TN001DC
34 3TN130DH Kiến trúc máy tính 2 3TN001DC
35 3DT107DH Thiết kế số bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng HDL 2 3DT104DH
36 3DT230DH Kỹ thuật truyền tin 2 3DT130DH
37 3DT204CD Lắp mạch Cảm biến 2 3DT201CD
Cộng HK V 15 0
38 3DT109DH Lập trình C cho vi điều khiển 2 3DT106DH VI
39 3DT108DH Đồ án Vi điều khiển 1 3DT104DH
40 3DT110DH Ngôn ngữ lập trình 2 3DT106DH
41 2TN008DC Hệ điều hành 2 3TN001DC
42 3DT111DH Xử lý số tín hiệu 2 3DT130DH
43 3TN133DH Kỹ thuật ghép nối máy tính 2 3TN130DH
44 3TN134DH Cấu trúc dữ liệu 3 3TN130DH
45 3DT215CD Chế tạo mạch điện tử 2 3DT201CD
46 3DT206CD Lập trình vi điều khiển cơ bản 2 3DT106DH
Cộng HK VI 14 2
47 2TN010DC Mạng máy tính 2 3TN130DH  
48 3DT132DH Hệ thống nhúng 3 3DT106DH VII
49 3DT133DH Đồ án Hệ thống nhúng 1 3DT107DH
50 3DT112DH Kỹ thuật truyền số liệu và mạng 2 3DT130DH
51 3TN102DH Cơ sở dữ liệu 2 3TN001DC
52 3DN170DH Công nghệ RFID 2 3DT230DH
53 3TN137DH Xử lý ảnh số 2 3DT111DH
54 3DT210DH Lập trình ASIC 2 3DT107DH
55 3TN205CD Thiết kế, xây dựng mạng LAN 2 3DT130DH
56 3TN230DH Lập trình ứng dụng Web 2 3TN205CD
Cộng HK VII 12 4
57 3DN171DH Robot công nghiệp 2 3DT230DH VIII
58 3DN172DH Hệ thống truyền thông công nghiệp 2 3DT230DH
59 3TN138DH Phát triển ứng dụng IOT 2 2TN001DC
60 3TN139DH An ninh máy tính và mạng 2 2TN010DC
61 3DT231DH Lập trình DSP 2 3DT111DH
62 3DT220CD Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT 2 3DT130DH
63 3DT232DH Lập trình hệ thống nhúng 2 3DT206CD
64 3DT233DH Lập trình nhúng ứng dụng 2 3DT232DH
65 3DT240DH Lập trình ứng dụng điều khiển cho thiết bị di động 4 3DT206CD
Cộng HK VIII 12 4
66 3TN231DH Kỹ thuật mạng 2 2TN010DC IX
67 3DT234DH Sửa chữa máy tính 4 2TN010DC
68 3DT235DH Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp 10 3DT234DH
Cộng HK IX 16 0
69 3DT236DH Thực tập tốt nghiệp 10 3DT235DH X
70 3DT237DH/

3DT238DH

Đồ án tốt nghiệp/Tiểu luận tốt nghiệp 10 3DT236DH
Cộng HK X 20 0

8.2. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình (dự kiến):

TT Học phần sẽ giảng dạy Họ và tên Năm sinh Văn bằng cao nhất, ngành đào tạo
1 Triết học Mác – Lê Nin Nguyễn Công An 1977 Thạc sĩ
Lê Thị Ngọc Hà 1979 Thạc sĩ
2 Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin Vũ Thị Kim Thanh 1980 Thạc sĩ
Lê Thị Ngọc Hà 1979 Thạc sĩ
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học Lê Việt Hà 1984 Thạc sĩ
Nguyễn Công An 1977 Thạc sĩ
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mai Thị Thanh Châu 1979 Thạc sĩ
Nguyễn Thị Lan Anh 1979 Thạc sĩ
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Trâm 1974 Tiến sĩ
Phạm Thị Bích Ngọc 1983 Thạc sĩ
6 Giáo dục QP-AN 1 (Đưởng lối Quốc phòng và An ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam) Nguyễn Văn Luyện 1976 Thạc sĩ
Lê Anh Thơ 1984 Thạc sĩ
7 Giáo dục QP-AN 2 (Công tác quốc phòng, an ninh) Hoàng Công Minh 1985 Thạc sĩ
Nguyễn Đình Tuấn 1979 Thạc sĩ
8 Giáo dục QP-AN 3 (Quân sự chung) Nguyễn Đình Tuấn 1977 Thạc sĩ
Hoàng Công Minh 1979 Thạc sĩ
9 Giáo dục QP-AN 4 (Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật) Lê Anh Thơ 1984 Thạc sĩ
Nguyễn Văn Luyện 1976 Thạc sĩ
10 Giáo dục thể chất 1 (Thể dục + điền kinh) Nguyễn Văn Luyện 1977 Thạc sĩ
Nguyễn Đình Tuấn 1984 Thạc sĩ
11 Giáo dục thể chất 2 (Bóng chuyền) Nguyễn Xuân Trường 1987 Thạc sĩ
Lê Anh Thơ 1984 Thạc sĩ
12 Nhập môn tin học Lê Văn Vinh 1982 Thạc sĩ
Phạm Thị Thanh Bình 1983 Thạc sĩ
13 Pháp luật đại cương Nguyễn Khắc Hải 1976 Thạc sĩ
Đinh Thị Nga Phượng 1982 Thạc sĩ
14 Toán cao cấp 1 Ngô Tất Hoạt 1980 Tiến sĩ
Ngô Thị Huyền 1978 Thạc sĩ
15 Toán cao cấp 2 Lê Hồng Sơn 1979 Tiến sĩ
Ngô Tất Hoạt 1980 Tiến sĩ
16 Xác suất thống kê Lê Hồng Sơn 1979 Tiến sĩ
Nguyễn Thị Thu Nhung 1975 Thạc sĩ
17 Vật lý đại cương (Điện, điện tử) Lê Thị Linh 1977 Thạc sĩ
Nguyễn Thị Tố Oanh 1977 Thạc sĩ
18 Vật lý chuyên ngành Điện Bùi Danh Hào 1977 Tiến sĩ
Lê Thị Linh 1977 Thạc sĩ
19 Kinh tế học đại cương Nguyễn Thị Trâm 1974 Tiến sĩ
Nguyễn Thị Mai Hương 1988 Thạc sĩ
20 Tiếng Anh cơ bản A1 Nguyễn Thị Thu 1978 Thạc sĩ
Bùi Thị Xuân Linh 1979 Thạc sĩ
21 Tiếng Anh cơ bản A2 Nguyễn Thị Lan Phương 1973 Thạc sĩ
Đoàn Bích Diễm 1979 Thạc sĩ
22 Tiếng anh cơ bản 1 Đoàn Bích Diễm 1979 Thạc sĩ
Nguyễn Thị Lệ Hằng 1979 Thạc sĩ
23 Tiếng anh cơ bản 2 Nguyễn Thị Lệ Hằng 1979 Thạc sĩ
Nguyễn Thị Lan Phương 1973 Thạc sĩ
24 Tiếng Anh chuyên ngành Điện, điện tử Bùi Thị Xuân Linh 1979 Thạc sĩ
Nguyễn Thị Lan Phương 1973 Thạc sĩ
25 Kỹ năng mềm Phan Thị Tâm 1978 Tiến sĩ
Nguyễn An Hải 1976 Thạc sĩ
26 Giải tích mạch điện Bùi Xuân Vinh 1978 Thạc sĩ, Tự động hóa
Lê Thị Ngọc Hà 1978 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
27 Điện tử tương tự Bùi Xuân Vinh 1978 Thạc sĩ, Tự động hóa
Nguyễn Đăng Thông 1982 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
28 Điện tử Số Lê Thị Ngọc Hà 1978 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Dương Thị Tuyết Mai 1982 Kỹ sư, Điện tử viễn thông
29 Cơ sở lý thuyết truyền tin Trần Thị Thương 1984 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Lê Thị Ngọc Hà 1978 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
30 Vi điều khiển Nguyễn Minh Quân 1979 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Trần Thu Trà 1982 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
31 Lập trình C cho vi điều khiển Lê Tiến Hiếu 1987 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Trần Thu Trà 1982 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
32 Kiến trúc máy tính Nguyễn Thành Nghĩa 1981 Thạc sĩ, Hệ thống thông tin
Vũ Thị Thu Hiền 1978 Thạc sĩ, Tin học
33 Thiết kế số bằng ngôn ngữ mô tả phần cứng HDL Nguyễn Đăng Thông 1982 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Nguyễn Đình Thư 1980 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
34 Đồ án Vi điều khiển Lê Thị Ngọc Hà 1978 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Bùi Xuân Vinh 1978 Thạc sĩ, Tự động hóa
35 Lắp mạch Điện tử cơ bản Thái Đình Hoa 1961 Kỹ sư, Tự động hóa
Nguyễn Hữu Hòe 1959 Kỹ sư, Tự động hóa
36 Lắp mạch Điện tử tương tự Bùi Xuân Vinh 1978 Thạc sĩ, Tự động hóa
Nguyễn Hữu Hòe 1959 Kỹ sư, Tự động hóa
37 Lắp mạch Điện tử Số Lê Thị Ngọc Hà 1978 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Dương Thị Tuyết Mai 1982 Kỹ sư, Điện tử viễn thông
38 Kỹ thuật truyền tin Hoàng Công Anh 1978 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Trần Thị Thương 1984 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
39 Lắp mạch Cảm biến Hoàng Công Anh 1978 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Nguyễn Đăng Thông 1982 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
40 Chế tạo mạch điện tử Lê Hồng Lam 1981 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Nguyễn Đăng Thông 1982 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
41 Thiết kế, xây dựng mạng LAN Hồ Ngọc Vinh 1977 Tiến sĩ, Công nghệ thông tin
Lê Văn Vinh 1982 Thạc sĩ, Công nghệ thông tin
42 Lập trình vi điều khiển cơ bản Lê Tiến Hiếu 1987 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Trần Thu Trà 1982 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
43 Ngôn ngữ lập trình Phạm Thị Đào 1979 Thạc sĩ, Tin học
Trần Thị Gia 1981 Thạc sĩ, Tin học
44 Hệ điều hành Trần Thị Gia 1981 Thạc sĩ, Tin học
Phạm Thị Đào 1979 Thạc sĩ, Tin học
45 Xử lý tín hiệu số Hoàng Công Anh 1978 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Trần Thị Thương 1984 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
46 Kỹ thuật ghép nối máy tính Lê Thanh Tươi 1981 Thạc sĩ, Hệ thống thông tin
Lê Văn Vinh 1982 Thạc sĩ, Công nghệ thông tin
47 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Hồ Ngọc Vinh 1977 Tiến sĩ, Công nghệ thông tin
Võ Thị Kim Hoa 1982 Thạc sĩ, Hệ thống thông tin
48 Mạng máy tính Nguyễn Thị Lan Anh 1982 Thạc sĩ, Tin học
Võ Thị Kim Hoa 1982 Thạc sĩ, Hệ thống thông tin
49 Hệ thống nhúng Lê Tiến Hiếu 1987 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Nguyễn Minh Quân 1979 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
50 Đồ án Hệ thống nhúng Hoàng Công Anh 1978 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Lê Văn Biên 1979 Tiến sĩ, Điện tử viễn thông
51 Lập trình ASIC Nguyễn Đăng Thông 1982 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Lê Hồng Lam 1981 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
52 Lập trình DSP Bùi Xuân Vinh 1978 Thạc sĩ, Tự động hóa
Lê Tiến Hiếu 1987 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
53 Lập trình ứng dụng Web Phan Lê Bằng 1961 Thạc sĩ, Tin học
Nguyễn Thị Phương Thủy 1978 Thạc sĩ, Hệ thống thông tin
54 Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT Lê Văn Biên 1979 Tiến sĩ, Điện tử viễn thông
Lê Tiến Hiếu 1987 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
55 Lập trình hệ thống nhúng Lê Tiến Hiếu 1987 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Bùi Xuân Vinh 1978 Thạc sĩ, Tự động hóa
56 Lập trình nhúng ứng dụng Bùi Xuân Vinh 1978 Thạc sĩ, Tự động hóa
Lê Tiến Hiếu 1987 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
57 Kỹ thuật mạng Nguyễn Thị Phương Thủy 1978 Thạc sĩ, Hệ thống thông tin
Lê Văn Vinh 1982 Thạc sĩ, Công nghệ thông tin
58 Lập trình ứng dụng điều khiển cho thiết bị di động Lê Tiến Hiếu 1987 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Lê Hồng Lam 1981 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
59 Sửa chữa máy tính Võ Văn Đức 1982 Kỹ sư, Điện tử viễn thông
Hà Huy Công 1983 Kỹ sư, Điện tử viễn thông
60 Kỹ thuật truyền số liệu và mạng Trần Thị Thương 1984 Thạc sĩ, Kỹ thuật viễn thông
Nguyễn Minh Quân 1979 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
61 Cơ sở dữ liệu Nguyễn Thị Quỳnh Vinh 1982 Thạc sĩ, Tin học
Nguyễn Thị Phương Thủy 1978 Thạc sĩ, Hệ thống thông tin
62 Công nghệ RFID Hoàng Công Anh 1978 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Nguyễn Đình Thư 1980 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
63 Xử lý ảnh số Lê Văn Vinh 1982 Thạc sĩ, Công nghệ thông tin
Trần Bình Giang 1981 Thạc sĩ, Tin học
64 Robot công nghiệp Trần Duy Trinh 1975 Tiến sĩ, Điều khiển tự động
Thái Hữu Nguyên 1974 Tiến sĩ, Điều khiển tự động
65 Hệ thống truyền thông công nghiệp Thái Hữu Nguyên 1974 Tiến sĩ, Điều khiển tự động
Nguyễn Khắc Tuấn 1980 Thạc, Tự động hóa
66 Phát triển ứng dụng IOT Hồ Ngọc Vinh 1977 Tiến sĩ, Công nghệ thông tin
Trần Bình Giang 1981 Thạc sĩ, Tin học
67 An ninh máy tính và mạng Hồ Ngọc Vinh 1977 Tiến sĩ, Công nghệ thông tin
Lê Văn Vinh 1982 Thạc sĩ, Công nghệ thông tin
68 Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp Thái Đình Hoa 1961 Kỹ sư, Tự động hóa
Lê Văn Biên 1979 Tiến sĩ, Điện tử viễn thông
69 Thực tập tốt nghiệp Thái Đình Hoa 1961 Kỹ sư, Tự động hóa
Nguyễn Minh Quân 1979 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
70 Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Minh Quân 1979 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Lê Văn Biên 1979 Tiến sĩ, Điện tử viễn thông
71 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Minh Quân 1979 Thạc sĩ, Điện tử viễn thông
Lê Văn Biên 1979 Tiến sĩ, Điện tử viễn thông
72 Tiếng Việt nâng cao 1 (thay thế Tiếng Anh cơ bản 1) Nguyễn An Hải 1976 Thạc sĩ
Nguyễn Thị Thu Hiền 1976 Thạc sĩ
73 Tiếng Việt nâng cao 2 (thay thế Tiếng Anh cơ bản 2) Nguyễn Thị Thu Hiền 1976 Thạc sĩ
Nguyễn An Hải 1976 Thạc sĩ
74 Văn hóa Việt Nam (thay thế Tiếng Anh chuyên ngành) Nguyễn Công An 1977 Thạc sĩ
Đinh Thị Nga Phượng 1982 Thạc sĩ
75 Lịch sử Việt Nam (thay thế Giáo dục QP – AN) Đinh Thị Nga Phượng 1982 Thạc sĩ
Nguyễn Công An 1977 Thạc sĩ

8.3. Cở sở vật chất phục vụ học tập.

STT Phòng thí nghiệm, thực hành, xưởng thực tập Đơn vị quản lý Ghi chú
1 Xưởng thực hành Điện tử cơ bản Khoa Điện tử
2 Xưởng thực hành Điện tử tương tự Khoa Điện tử
3 Xưởng thực hành Điện tử số Khoa Điện tử
4 Xưởng thực hành Kỹ thuật truyền tin Khoa Điện tử
5 Xưởng thực hành Cảm biến Khoa Điện tử
6 Xưởng thực hành Chế tạo mạch điện tử Khoa Điện tử
7 Xưởng thực hành Thiết kế, xây dựng mạng LAN Khoa CNTT
8 Xưởng thực hành Vi điều khiển Khoa Điện tử
9 Xưởng thực hành Lập trình ASIC Khoa Điện tử
10 Xưởng thực hành Lập trình DSP Khoa Điện tử
11 Xưởng thực hành Lập trình ứng dụng Web Khoa CNTT
12 Xưởng thực hành Thiết kế, lắp đặt hệ thống IOT Khoa Điện tử
13 Xưởng thực hành Lập trình hệ thống nhúng Khoa Điện tử
14 Xưởng thực hành Lập trình nhúng ứng dụng Khoa Điện tử
15 Xưởng thực hành Kỹ thuật mạng Khoa CNTT
16 Xưởng thực hành Lập trình ứng dụng điều khiển cho thiết bị di động Khoa Điện tử
17 Xưởng thực hành Sửa chữa máy tính Khoa Điện tử

8.4. Hướng dẫn thực hiện chương trình.

8.4.1. Sơ lược về bối cảnh xây dựng chương trình.

Căn cứ để xây dựng chương trình:

– Quyết định số 33/QĐ-LĐTBXH ngày 08/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh;

– Luật Giáo dục Đại học số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 của Chủ tịch Quốc hội Khóa 14;

– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục Đại học;

– Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 12/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học;

– Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam;

– Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

– Công văn số 3281/BGDĐT-GDĐH ngày 30/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức thực hiện một số nội dung liên quan đến thẩm định chương trình đào tạo theo quy định của Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015;

– Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học;

– Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

– Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

– Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

– Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình các môn học Lý luận chính trị trình độ Đại học, Cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

– Thông tư 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học;

– Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học;

– Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

– Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế người nước ngoài học tập tại Việt Nam;

– Thông tư số 06/2017/TT-BGDĐT ngày 15/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học;

– Chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành/chuyên ngành của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài;

– Khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với chương trình đào tạo.

8.4.2. Nguyên tắc sử dụng chương trình:

Chương trình này được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học, tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập. Khối lượng kiến thức của chương trình phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kế hoạch giảng dạy trong chương trình đã được hội đồng chuyên môn thống nhất. Khi xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho mỗi khóa học, trình tự các học phần, mô-đun cần được thực hiện đúng để đảm bảo tính logic, tính kế thừa, nội dung mô-đun trước là kiến thức, kỹ năng nền tảng để thực hiện mô-đun sau.

Khi xây dựng đề cương chi tiết (Mẫu 4), mục tiêu và nội dung của đề cương chi tiết cần bám sát mục 7.2 của mẫu 3 này (Mục 7.2: Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần, mô-đun). Nội dung của đề cương chi tiết giữa các học phần, mô-đun không được trùng lặp, chồng chéo nhau.

Các mô-đun thuộc khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp thực hành có trong chương trình phải giảng dạy theo hướng tích hợp cho từng bài học.

Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ:

– Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy học phần, mô-đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học theo từng học phần, mô-đun thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

– Kiểm tra định kỳ cần được quy định cụ thể trong chương trình chi tiết học phần, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác;

– Quy trình kiểm tra, số bài kiểm tra cho từng học phần, mô-đun cụ thể phải bảo đảm trong một học phần, mô- đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.

Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun:

Theo Qui chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản hướng dẫn thực hiện của Trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh.

Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo:

Thời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:

– Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.

– Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.

– Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.

– Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.

8.4.3. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện một số học phần:

– Các môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh cũng học theo học chế tín chỉ nhưng được cấp chứng chỉ riêng, Không tính điểm trong điểm trung bình chung cuối khóa.

– Căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc thù riêng của mỗi học phần, mô đun để đưa ra các phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau (vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm khách quan, thực hành, đánh giá sản phẩm … ). Mỗi học phần, mô-đun có trong chương trình cần thực hiện một số bài kiểm tra quá trình học tập ít nhất là bằng số tín chỉ của học phần, mô-đun đó. Kết thúc mỗi học phần, mô-đun cần có một bài kiểm tra hoặc bài thi.

– Các học phần/mô-đun tự chọn: Người học chọn học 10 tín chỉ trong tổng số 20 tín chỉ tự chọn. Nội dung của các học phần/mô-đun tự chọn được xây dựng hoàn toàn độc lập, có tính mở, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng nên có thể bố trí giảng dạy các học phần/mô-đun tự chọn song song với nhau.

– Thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp để sinh viên tiếp cận một cách toàn diện môi trường công tác của người kỹ sư tương lai như: Quản lý sản xuất, bố trí kế hoạch. Nếu có thể nên giao đề tài tốt nghiệp cho sinh viên nghiên cứu trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Sinh viên thực tập tốt nghiệp được gửi đến các doanh nghiệp hoặc thực tập tại Trường. Hết thời gian yêu cầu, sinh viên phải viết báo cáo thực tập, xin ý kiến nhận xét của cơ sở (nếu thực tập ngoài trường), trình bày báo cáo và sản phẩm có được trước hội đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *