Tổng hợp các ngành nghề hiện nay

Tốt nghiệp PTTH, một cánh cửa mới mở ra cho mỗi học sinh nhưng đằng sau cánh cửa đó là rất nhiều con đường để đến tương lai. Vì vậy việc lựu chọn con đường nào phù hợp để có thể đến một tương lai tươi sáng là điều không hề đơn giản. Như một câu nói của La Fontaine: “không có con đường nào đến vinh quang lại trải đầy hoa” Chúng ta không thể đến được một tương lai tươi sáng mà không phải trải qua những thử thách, những trải nghiệm. Tuy nhiên, nếu chúng ta không bước đi trên chính đôi chân của mình thì chúng ta không thể có một tương lai chắc chắn cũng giống như một ngôi nhà muốn to lớn, đẹp đẽ thì phải được xây nên từ nền móng vững chắc. Và nền móng vững chắc cho tương lai của mỗi người chính là tri thức. Nhằm giúp các bạn sinh viên 2k2 có thể có một cái nhiều tổng quan về hệ thống các ngành nghề hiện nay chúng tôi đã có một cuộc khảo sát và tổng hợp được những vấn đề sau:

I. Các nhóm ngành, ngành học hiện nay

Học sinh quan tâm việc lựa chọn ngành nghề

 

A. Khối Ngành Kỹ thuật:

1. Nhóm ngành Điện tử – viễn thông:

Công nghệ kỹ thuật Điện tử – viễn thông

Công nghệ, kỹ thuật điện / điện tử

Công nghệ Kĩ thuật Cơ Điện tử

Công nghệ vi điện tử

Điện tử công nghiệp

Điện tử dân dụng

2.  Nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin

Ngành công nghệ kỹ thuật máy tính

– Ngành công nghệ thông tin

– Ngành khoa học máy tính

– Ngành công nghệ phần mềm

3. Nhóm ngành kỹ thuật xây dựng

– Ngành kỹ thuật xây dựng công trình

– Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp

– Ngành máy xây dựng

– Ngành vật liệu xây dựng

– Ngành Kiến Trúc

4. Nhóm ngành vận tải và du lịch

– Ngành vận tải đa phương thức

– Ngành vận tải đường bộ

– Ngành điều khiểu quá trình vận tải

– Ngành vận tải đường sắt

– Ngành cơ giới hoá xếp dỡ

5. Nhóm ngành thủy lợi, môi trường

– Công nghệ kĩ thuật cấp thoát nước

– Kỹ thuật môi trường nước

– Kỹ thuật bờ biển

– Quản lý Tài nguyên nước

– Ngành trắc địa

– Ngành mỏ

– Ngành khí tượng, thủy văn, hải dương học

6. Nhóm ngành kỹ sư cơ khí

– Ngành kỹ thuật ô tô

– Ngành kỹ thuật chế tạo máy

– Ngành cơ kỹ thuật

– Ngành cơ khí chính xác

– Ngành kỹ thuật hàng không

– Ngành công nghệ hàn & gia công tấm

7. Nhóm ngành kỹ sư điện 

– Công nghệ Kĩ thuật điện

– Điện dân dụng và công nghiệp

– Kỹ thuật nhiệt điện

– Kỹ thuật điện lạnh

– Quản lý năng lượng

– Quản lý hệ thống điện

– Tự động hóa

B. Khối ngành Kinh tế:

– Ngành Kế Toán

– Ngành kiểm toán

– Quản Trị Kinh Doanh.

– Kinh tế – Tài chính

– Ngành marketing

– Ngành Bảo hiểm.

– Ngành quảng cáo

– Ngành Quảng trị nhân sự

C. Các ngành khác theo khối thi năng khiếu:

– Khối H: Văn (đề thi khối C), Năng khiếu – Mỹ thuật (thi môn hình họa chì, vẽ trang trí màu)

– Khối K: Toán, Lý, môn Kỹ thuật nghề

– Khối M: Văn, Toán (đề thi khối D), Năng khiếu (nhân hệ số 1, thi môn Hát, kể chuyện, đọc diễn cảm)

– Khối R: Văn, Sử (đề thi khối C), năng khiếu (nhân hệ số 2)

– Khối N: Văn (đề thi khối C), 2 môn năng khiếu Nhạc (nhân hệ số 2, thi môn Thẩm âm, tiết tấu, thanh nhạc)

– Khối S: (Văn, Năng khiếu)

– Khối R: Văn, Sử (đề thi khối C), năng khiếu (nhân hệ số 2)

II. Khảo sát về nhu cầu việc làm trong giai đoạn 2025 – 2030

Để giúp các bạn 2k2 có lựa chọn ngành nghề thích hợp với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội trong tương lai gần chúng tôi đã khảo sát nhu cầu việc làm và thu được kết quả:

Trước yêu cầu mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và phát triển giáo dục, đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, với tiến bộ khoa học-công nghệ.

Kỷ nguyên số và IoT với ngành công nghệ kỹ thuật máy tính

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư một số ngành nghề sẽ được phát triển trong tương lai liên quan tới các lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet di động, công nghệ điện toán đám mây, robot trong công nghiệp và gia đình, xe không người lái, thiết bị bay không người lái, máy in 3D, công nghệ nano, thực tế ảo, phương pháp điều trị kỹ thuật số và máy học, các lĩnh vực dịch vụ ứng dụng kết nối internet vạn vật, nông nghiệp công nghệ cao. Tính chất công việc nghề nghiệp thay đổi sẽ kéo theo cần nhiều kỹ năng mới đòi hỏi sự thích ứng của giáo dục nghề nghiệp.

Đến năm 2025: Nước ta có 78,07 triệu người từ 15 tuổi trở lên, lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế gần 63 triệu người, số lao động trong độ tuổi là 52,8 triệu người; nhân lực trong nông nghiệp chiếm 28,3% (năm 2025), trong công nghiệp – xây dựng chiếm 32,5% (năm 2025) và trong dịch vụ 39,2% (năm 202%) tổng nhân lực trong nền kinh tế. Trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế có 35,21% số lao động có kỹ năng được đào tạo chuyên sâu tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chủ yếu tập trung ở những ngành công nghệ.

Đến năm 2030: Dân số cả nước khoảng 105 triệu người, trong đó lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế gần 70 triệu người; nhân lực trong nông nghiệp chiếm 25%, trong công nghiệp – xây dựng chiếm 40% và trong dịch vụ chiếm 35% tổng nhân lực trong nền kinh tế. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2030 khoảng gần 56 triệu người (chiếm khoảng 80,0% trong tổng số gần 70 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp năm 2030 khoảng 48 triệu (bằng 85,7% so với lực lượng lao động qua đào tạo); số nhân lực đào tạo qua hệ thống đào tạo đại học và sau đại học năm 2030 khoảng 8 triệu (bằng 14,3% so với lực lượng lao động qua đào tạo). Tỷ lệ lao động qua giáo dục nghề nghiệp trong tổng số lao động của từng lĩnh vực: trong nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30%; trong công nghiệp – xây dựng 70% và trong dịch vụ 60%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *